Học ngành mạng máy tính ? Tương lai ra sao ?

0
2012

ĐÔI LỜI CHIA SẺ VỀ CHUYÊN NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH

1      LỜI NÓI ĐẦU

Internet luôn là lựa chọn hàng đầu với người học ngành CNTT như chúng ta khi cần tìm hiểu kiến thức mới nhưng không phải lúc nào ta cũng có kết quả như mong muốn.

Tìm hiểu về nghề quản trị mạng qua các thông tin trên internet là một ví dụ điển hình, càng tìm hiểu thì chúng ta càng lạc lối không biết đi đâu về đâu bởi khái niệm về nghề này khá rộng, phạm vi công việc của cũng khác nhau tùy yêu cầu của từng doanh nghiệp.

Do vậy, để giúp các bạn có một định hướng đúng và lâu dài đối với nghề nghiệp đã chọn tôi đã thực hiện bài viết này và hy vọng có thể giúp ích cho các bạn sinh viên ngành quản trị mạng.

2      CÁC PHÂN NGÀNH TRONG QUẢN TRỊ MẠNG

2.1     PHÂN CHIA THEO HƯỚNG CÔNG VIỆC

2.1.1    HƯỚNG TRIỂN KHAI THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Đây là một công việc hết sức thú vị với các bạn sinh viên mới ra trường còn ít kinh nghiệm, đặc điểm của hướng công việc này như sau:

  • Tận dụng tất cả các kiến thức đã học trên trường vào thực tế
  • Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật tiếp thu các công nghệ mới có xu hướng phát triển trong thị trường.
  • Có tầm nhìn đa hướng về ngành quản trị mạng
  • Tiếp xúc được nhiều khách hàng khác nhau với các mô hình triển khai đa dạng
  • Thiết kế các hệ thống theo nhu cầu của khách hàng

Các vị trí này thường là ở công ty chuyên về Tích hợp hệ thống, có thể kể một số tên công ty lớn của Việt Nam như FPT, CMC, Sao Bắc Đẩu, HPT, HiPT … Nếu các bạn khả năng tiếng anh tốt có thể quan tâm tới NTT, KDDI, Softbank…

Thông thường sau 5 – 7 năm làm việc tại các công ty SI chúng ta đã tích lũy được rất nhiều kiến thức cũng như mối quan hệ và chuyển sang làm quản trị ở doanh nghiệp hoặc chuyển lên các hãng như HP, IBM, Dell… để làm việc

2.1.2    HƯỚNG QUẢN TRỊ CHUYÊN SÂU

Quản trị chuyên sâu là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và am hiểu hệ thống.

Nếu như hướng triển khai đi về chiều rộng, biết càng nhiều càng tốt thì người quản trị chuyên sâu đòi hỏi rất nhiều thời gian tìm hiểu quan sát suy nghĩ sáng tạo những kiến thức công nghệ vào hệ thống.

Đặc điểm của công việc này như sau:

  • Đi sâu vào phát triển nghiên cứu ứng dụng vào công việc
  • Tiếp xúc và làm việc với các quản lý cấp cao của công ty để cùng phát triển hạ tầng CNTT phục vụ cho phát triển doanh nghiệp
  • Kết hợp hài hòa giữa hệ thống và quy trình vận hành của doanh nghiệp

Thông thường khi làm ở vị trí này công việc sẽ ổn định và lâu dài và có cơ hội học tập thêm kiến thức về quản trị doanh nghiệp một nền tảng cần thiết để trở thành lãnh đạo doanh nghiệp tương lai.

2.2     PHÂN CHIA THEO HƯỚNG CHUYÊN MÔN HÓA

2.2.1    QUẢN TRỊ HẠ TẦNG MẠNG

Kỹ sư quản trị hạ tầng mạng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, duy trì hỗ trợ hệ thống mạng. Mục tiêu của công việc là đảm bảo tính toàn vẹn ở mức sẵn sàng cao nhất, hạ tầng mạng có thể bao gồm:

Các chức danh công việc để chỉ về công việc này bao gồm:

  • Network/helpdesk support;
  • Support/security engineer;
  • Network administrator;
  • First/second-line support;
  • Network architect;
  • VoIP/Cisco engineer.

Nhiệm vụ chung của công việc bao gồm:

  • Thiết lập môi trường mạng bằng các thiết kế cấu hình hệ thống cũng như lập hồ sơ và thực thi các tiêu chuẩn thi công theo chuẩn quốc tế
  • Thiết kế và triển khai các giải pháp mới, tăng khả năng mở rộng linh hoạt của hệ thống
  • Tối ưu hóa hệ thống mạng thông qua việc giám sát theo dõi hiệu năng, sửa lỗi hệ thống ở các vị trí nút quan trọng
  • Am hiểu hệ thống mạng nội bộ công ty cũng như kết nối mạng diện rộng
  • Bảo mật hạ tầng mạng bằng các áp dụng các chính sách bảo mật, theo dõi truy cập hệ thống
  • Cấu hình các thiết bị chuyển mạch, định tuyến

2.2.2    QUẢN TRỊ HẠ TẦNG HỆ THỐNG

Kỹ sư Hạ tầng hệ thống chịu trách nhiệm xây dựng, bảo trì, xử lý sự cố hạ tầng hệ thống nhằm đảm bảo độ sẵn sàng cao nhất cho hệ thống, hạ tầng hệ thống có thể bao gồm:

  • Máy chủ, thiết bị lưu trữ
  • Hệ điều hành, và tất cả ứng dụng hoạt động bên trên máy chủ.

Các chức danh công việc thường bao gồm

  • System/helpdesk support;
  • Support/systems engineer;
  • IT/systems support engineer;
  • Network administrator;
  • First/second-line support;
  • System architect;

Nhiệm vụ của công việc bao gồm:

  • Thiết lập môi trường máy chủ, lưu trữ và ứng dụng bằng các thiết kế cấu hình hệ thống cũng như lập hồ sơ và thực thi các tiêu chuẩn thi công theo chuẩn quốc tế
  • Thiết kế và triển khai các giải pháp mới, tăng khả năng mở rộng linh hoạt của hệ thống
  • Tối ưu hóa hệ thống máy chủ thông qua việc giám sát theo dõi hiệu năng, sửa lỗi hệ thống ở các vị trí máy chủ quan trọng
  • Am hiểu hệ thống máy chủ nội bộ công ty
  • Bảo mật hạ tầng hệ thống bằng các áp dụng các chính sách bảo mật, theo dõi truy cập hệ thống
  • Cấu hình các thiết bị máy chủ, lưu trữ.

2.2.3    BẢO MẬT – KIỂM SOÁT HỆ THỐNG

Kỹ sư bảo mật là vị trí đòi hỏi kiến thức sâu rộng và khó nhất trong ngành, họ phải phân tích đánh giá các rủi ro an ninh mạng qua đó để tiến hành sửa chữa nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn thông tin của doanh nghiệp.

Bảo mật hệ thống có rất nhiều chuyên môn khác nhau thường nằm trong các linh vực:

  • Mobile telephone & application technologies
  • The Payment Card Industry (PCI);
  • Cloud computing.

Nhiệm vụ của công việc bao gồm:

  • Phân tích thông tin, các mối nguy hiểm và quản lý rủi ro: hỗ trợ việc bảo vệ phía trước của mạng, bảo vệ thông tin khỏi những truy cập trái phép và vi phạm. Các kỹ sư làm điều này bằng cách phân tích và đánh giá rủi ro an ninh tiềm ẩn, phát triển các kế hoạch để đối phó với các sự cố bằng các biện pháp như tường lửa mã hóa, giám sát và sử dụng hệ thống kiểm toán cho hoạt động bất thường. Nhờ vậy họ luôn có thể chuẩn bị cũng như có các hành động khắc phục
  • Kiểm tra xâm nhập và tấn công: thực hiện các bài kiểm tra trên hệ thống để tìm điểm yếu trong bảo mật. Về cơ bản, họ làm tất cả mọi thứ một hacker sẽ làm, nhưng họ làm điều đó trên danh nghĩa tổ chức những người sở hữu hệ thống. Điều này có nghĩa là họ sẽ cố gắng để truy cập thông tin mà không cần tên người dùng và mật khẩu, và sẽ cố gắng để vượt qua bất cứ ứng dụng bảo mật. Các báo cáo về những phát hiện của họ sau đó là căn cứ để nâng cấp sửa chữa hệ thống.
  • Phân tích kiểm soát máy tính, thiết bị mạng: làm việc trong các vụ tấn công liên quan tới tội phạm mạng. Để chống lại nó họ làm việc trong các tổ chức tư nhân, cũng như các cơ quan cảnh sát và pháp luật thực thi bảo mật. Công việc này vô cùng đa dạng như phục hồi các tập tin đã bị xóa; phân tích và dữ liệu giải thích liên quan đến tội phạm; phân tích hồ sơ điện thoại di động; và phát hiện ra mối liên hệ giữa các sự kiện.

3      LỜI KHUYÊN CHO CÁC BẠN SINH VIÊN

3.1     ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Định hướng chuyên môn sẽ đi theo là một lựa chọn cực kỳ quan trọng, chúng ta bắt buộc phải nhớ nguyên tắc thành công đó là chỉ làm những gì mình thích và thích những gì mình làm.

Có nhiều bạn sẽ băn khoăn mức thu nhập của các công việc ra sao, tôi xin chia sẻ như sau (Cty Việt Nam):

  • Cấp nhân viên
    • Mới ra trường: 5-7tr
    • Dưới 3 năm kinh nghiệm: 12tr
    • Trên 3 năm kinh nghiệm: 13-28tr
  • Cấp giám sát, nhóm trưởng
    • Dưới 3 năm kinh nghiệm: 10 – 17tr
    • Trên 3 năm kinh nghiệm: 18-25tr
  • Cấp quản lý
    • Dưới 3 năm kinh nghiệm: 18-25tr
    • Trên 3 năm kinh nghiệm: 26-42tr

3.2     CHUYÊN MÔN CỨNG

Tùy từng công việc mà có yêu cầu chuyên môn khác nhau, nhưng thường một kỹ sư giỏi bắt buộc phải có đủ các yếu tố:

  • Am hiểu kiến thức chuyên môn về linh vực mình làm
  • Có các chứng chỉ quốc tế liên quan

3.3     CHUYÊN MÔN MỀM

Khả năng giao tiếp, xử lý tình huống là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công việc.

Một kỹ sư có khả năng giao tiếp tốt, xử lý tình huống khéo léo và có nhiều mối quan hệ sẽ giải quyết được phần lớn các công việc khó khan vì vậy hãy tạo mối quan hệ gắn thiết với những người bạn cùng nghề bằng cách chia sẻ kiến thức lẫn nhau.

Xem thêm: Quản trị viên hệ thống mạng là gì ? Làm sao để đạt được ?

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.