Mạng máy tính là gì ?

35
100459

Khái niệm mạng máy tính

Mạng máy tính là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc (Network Architecture) nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẽ tài nguyên cho nhiều người sử dụng.
Các máy tính được kết nối với nhau có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố hoặc trên phạm vi toàn cầu.
Mạng máy tính bao gồm ba thành phần chính:
-Các máy tính;
-Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau;
-Phần mềm cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các máy tính.
image001
Mô hình mạng máy tính

Phân loại mạng theo chức năng

Xét theo chức năng của các máy tính trong mạng, có thể phân mạng thành 3 mô hình chủ yếu sau:

Mô hình mạng ngang hàng (Peer – to – Peer)

Trong mô hình này, tất cả các máy tính tham gia đều có vai trò giống nhau. Mỗi máy vừa có thể cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng trực tiếp tài nguyên của các máy khác trong mạng. Mô hình này chỉ thích hợp với mạng có quy mô nhỏ, tài nguyên được quản lý phân tán, chế độ bảo mật kém.
image003
Mô hình mạng ngang hàng

Mô hình khách – chủ (Client – Server)

Trong mô hình này, một hoặc vài máy sẽ được chọn để đảm nhận việc quản lý và cung cấp tài nguyên (chương trình, dữ liệu, thiết bị,…) được gọi là máy chủ (Server), các máy khác sử dụng tài nguyên này được gọi là máy khách (Client).
Máy chủ là máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khách bằng cách điều khiển việc phân phối tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng chung. Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.
Mô hình khách – chủ có ưu điểm là dữ liệu được quản lý tập trung, bảo mật tốt, thích hợp với các mạng trung bình và lớn.
image006
Mô hình mạng  khách chủ (Client-Server)

Mô hình dựa trên nền Web

Ngày nay, do sự phát triển của Internet nên có rất nhiều công ty và cá nhân sử dụng Internet như một mạng “xương sống” và kết nối với mọi người trên toàn cầu. Mạng trên phạm vi Internet được gọi là mạng liên kết nối và ngày càng trở nên phổ biến. Người dùng chỉ cần trình duyệt Web và một kết nối Internet để chia sẻ các tập tin, tải các ứng dụng, xem video hoặc tham gia học tập trực tuyến.

Phân loại mạng máy tính

Dưới góc độ địa lý, mạng máy tính có thể phân thành: mạng cục bộmạng diện rộng.

Mạng cục bộ (LAN: Local Area Network)

LAN là mạng kết nối các máy tính bên trong một vùng diện tích địa lý tương đối nhỏ, chẳng hạn như trong một phòng, một tòa nhà, một xí nghiệp, một trường học,…

Kết nối với LAN: Cho dù mạng LAN được thiết kế là mạng dựa trên máy chủ hay mạng ngang hàng, người dùng cần phải kết nối với mạng LAN thì mới tham gia được vào mạng. Kết nối với mạng LAN yêu cầu:

– Một card giao tiếp mạng (NIC: Network Interface Card)
– Thiết bị truyền thông (có dây hoặc không dây)
image008
Mạng cục bộ

Mạng diện rộng (WAN: Wide Area Network)

WAN là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thường bao gồm hai hay nhiều LAN bao phủ một vùng diện tích rộng (ví dụ như trong cùng một thành phố hoặc một quốc gia), các LAN được kết nối sử dụng các đường dây của nhà cung cấp dịch vụ truyền tải công cộng.

Xét một doanh nghiệp lớn với các văn phòng nằm ở các vị trí khác nhau trên toàn cầu. Mỗi văn phòng có một LAN riêng được sử dụng để chia sẻ tài nguyên cục bộ. Tuy nhiên, nếu công ty cần chia sẻ tài nguyên với các văn phòng khác, các LAN có thể được kết nối với nhau sử dụng các đường dây truyền thông được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ truyền tải công cộng. Khi hai hay nhiều LAN được kết nối sử dụng mạng công cộng, WAN được tạo ra. WAN lớn nhất trên thế giới chính là Internet.

Các tính năng chính để phân biệt LAN với WAN là:

-LAN bị bó hẹp trong phạm vi kết nối cục bộ tại gia đình hoặc được thiết lập trong phạm vi một văn phòng. Trong LAN, tổ chức sở hữu mọi thành phần. Đối với WAN, tổ chức phải thuê một vài thành phần cần thiết để truyền tải dữ liệu, chẳng hạn như đường truyền tốc độ cao.

-LAN cũng thường có tốc độ cao hơn WAN. Ví dụ, hầu hết các card Ethernet truyền tải dữ liệu ở tốc độ 100 hoặc 10000 Mbps, nếu sử dụng Gigabit Ethernet thì dữ liệu di chuyển với tốc độ 40 Gbps. Tuy nhiên, một kết nối WAN chuẩn chỉ có thể chạy với tốc độ 1.5 Mbps đến 100 Mbps hoặc hơn tùy theo công nghệ sử dụng.

image012
image014
Mạng diện rộng (WAN)

35 COMMENTS

  1. Mạng máy tính là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc (Network Architecture) nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẽ tài nguyên cho nhiều người sử dụng.20 thg 4, 2016

  2. Khái niệm mạng máy tính của bạn rất chi tiết. Xây dựng mạng máy tính rất có lợi cho doanh nghiệp trong việc chia sẻ tài nguyên giữa những nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó còn nâng cao được tính bảo mật cho những dữ liệu của công ty thông qua việc phân quyền cho nhân viên sử dụng.

  3. Kiến thức tổng hợp của bạn Mr Good về các hệ thống mạng phổ biến hiện nay rất chi tiết. Việc thiết kế thi công mạng ngang hàng, mạng LAN, mạng WAN, mạng Server tùy theo thực tế và nhu cầu của người dùng cụ thể mà có giải pháp phù hợp. Ngoài ra còn có các thiết bị và giải pháp mạng như NAT Server Synology, Cissco cũng là một sự lựa chọn cho các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ nhằm tiết kiệm chi phí và tăng tính ổn định cũng như độ bảo mật cho người dùng trong hệ thống mạng.

  4. mình muốn học chuyên sâu chyên ngành mạng máy tính. cho mình hỏi học chuyên ngành này có những thuận lợi và khó khăn gì không ạ? và có cần những yếu tố nò nhất định không ạ?

    • Trước tiên muốn học được chuyên sâu mạng máy tính thì bạn cần bổ sung các kiến thức căn bản về mạng máy tính, bạn có thể tham khảo các tài liệu ở trên site sinhvientot.net, mục Mạng. Tiếp theo sau khi có các kiến thức căn bản về Mạng là gì. Bạn sẽ tiếp tục xác định hướng đi tiếp theo đó là theo mảng nào của Mạng.
      Theo mình thì có rất nhiều mảng, mình sẽ tóm tắt nội dung của một số mảng như sau:
      – Về hệ thống sử dụng Windows Server của Microsoft: bạn nên học chuyên sâu các chứng chỉ MCSA, MCSE, Mail Exchange, Office 365, …
      – Về hệ thống sử dụng mã nguồn mở Linux: bạn nên học chứng chỉ LPI1 và LPI2, ..
      – Về hạ tầng mạng: bạn nên học CCNA, CCNE, …
      Khi có kiến thức về những môn này thì bạn đủ tự tin để nói mình là một Network Engineer rồi đấy.
      Chuyên sâu hơn nữa thì bạn có thể tìm hiểu về Bảo mật cho những mô hình mạng mình đã xây dựng. Hoặc theo hướng Cloud.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.