Cách viết chương khảo sát trong khóa luận, luận văn

Bài gốc từ Blog của thầy Tuấn Nguyễn, ĐH CNTT. http://tuanubicom.blogspot.com/

0
1228

Trong khoá luận, luận văn, thông thường có một chương quan trọng gọi là khảo sát và các công việc liên quan. Đây là một chương khá khó viết và nếu không khéo ta sẽ kể lể dài dòng, không liên quan và rất dễ dấn đến phạm lỗi “đạo văn” – “plagiarism”, một lỗi rất nghiêm trọng trong con đường học hành, khoa cử. Do đó, mục tiêu của bài này là giúp các bạn biết được cách viết thế nào cho đúng.

1. Khảo sát các công việc liên quan là gì ?  

Ý nghĩa của chương này là:

  • Kiến thức nền tảng: cho người đọc (giáo viên phản biện) biết là ta đã nắm vững kiến thức đã học và vận dụng nó để tranh luận.==> Lưu ý là không phải chép lại toàn bộ lý thuyết y chang như sách giáo khoa, mà là diễn đạt lại với mức cô đọng nhất để qua đó người đọc có thể hiểu được, và nếu cần tìm hiểu sâu hơn, chỉ ra cho người đọc tài liệu tham khảo.
  • Kiến thức mới: trong quá trình làm luận văn, chắc chắn các bạn sẽ phải tìm hiểu những kiến thức mới để bổ sung cho quá trình làm đề tài. Trình bày cho giáo viên biết là ta đã tìm hiểu những kiến thức mới như thế nào và trình bày lại theo cách hiểu của ta.
  • Khảo sát để tránh việc phát minh lại cái bánh xe: Phát hiện chỗ trống tri thức, qua đó tìm ra cái mới đểlàm. Hoặc đơn giản hơn là phát hiện những cái đã có người làm (dưới góc độ tìm hiểu của ta) và để từ đó ta biết ta sẽ phải làm khác biệt đi.  ==> Dù những gì ta có thể nghĩ ra, cũng có thể xuất hiện đâu đó rồi, nhưng thế giới này luôn có chỗ cho sự sáng tạo. Quan trọng nhất là sáng tạo không phải từ trên trời rơi xuống, nó bắt nguồn từ những khảo sát, survey thế này. 
  1. Viết như thế nào ? 
    Trong bài này, tôi lấy ví dụ là khoá luận của 2 bạn Đôn và Phú với đề tài “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NHẬN DẠNG BIỂN SỐ XE TRÊN ANDROID SMARTPHONE” (bản PDF của luận văn được công bố ở đây)Do phần luận văn của 2 bạn này có phần khảo sát và kiến thức nền khá lớn nên các bạn tách làm 2 chương, nhưng về mặt lý thuyết, 2 phần này có thể gom lại thành 1 chương được.Ví dụ trong chương 3, các bạn phân tích một hệ thống nhận dạng biển số xe bao gồm 3 phần:
    Hệ thống nhận dạng biển số thường được hiện thực bằng cách giải quyết riêng rẽ ba bài toán nhỏ hơn đó là phát hiện vùng chứa biển số, tách kí tự và nhận dạng kí tự. Chương này của khóa luận sẽ lần lượt trình bày hướng tiếp cận và chi tiết thực hiện theo hướng tiếp cận đó của từng bài toán chia nhỏ nêu trên.
    Sau đó các mục tiếp theo của luận văn là giải thích 3 phần đó!

    Phần kết chương đã tóm lại những lý thuyết đã trình bày, sau đó tác giả đưa ra lựa chọn hướng đi của mình!

    Chương này đã lần lượt trình bày lần lượt các cách tiếp cận để giải quyết ba bài toán chia nhỏ của hệ thống nhận dạng biển số. 

    Bài toán Phát hiện vùng chứa biển số sử dụng hướng tiếp cận dựa trên bộ phân loại AdaBoost kết hợp đặc trưng Haar-like. Cách phát hiện đối tượng này đã được hiện thực trong bộ thư viện nguồn mở OpenCV nên công việc chính của khóa luận tại giai đoạn này đó là huấn luyện bộ phân loại. Nhiệm vụ huấn luyện yêu cầu rất nhiều công sức, sự tỉ mỉ nhưng kết quả nhận được sau huấn luyện tương đối khả quan. 

    Sau khi đã phát hiện ra vùng chứa biển số, bài toán tiếp theo là tách các kí tự trên biển số để phục vụ cho việc nhận dạng kí tự tiếp theo. Hướng tiếp cận hình thái học đã được áp dụng do mỗi kí tự trên biển số  đều mang những đặc tính giống nhau như tỉ lệ hai chiều, diện tích chiếm chỗ. Chi tiết quá trình xử lý vùng chứa biển số để nhận được các kí tự đã được trình bày chi tiết trên nội dung chương

    Việc nhận dạng kí tự đã được đưa về dạng đơn giản nhất đó là nhận dạng từng kí tự riêng lẻ. Khóa luận sử dụng mạng neural Kohonen để phục vụ việc nhận dạng này. Một chương trình chạy trên nền desktop đã được xây dựng để huấn luyện mạng. Mẫu kí tự được thu thập bằng cách chụp lại các biển số và xử lý do biển số xe sử dụng bộ font chữ riêng. Sau đó, mạng đã huấn luyện được mang lên ứng dụng android dùng cho việc nhận dạng.”

    Các bạn hãy xem kỹ chương 2 và 3 của luận văn đề cập trên để thấy cách viết của các bạn. Viết giống như làm toán vậy, có những mệnh đề, và phần văn bản giải thích mệnh đề đó.

    Đối với giáo viên phản biện, khi đọc một bài khoá luận thế này sẽ cảm thấy dễ chịu và rõ ràng, vởi vì bố cục khá chặt chẽ trình bày

    3. Kết luận 

    Tóm lại, viết chương khảo sát không khó, nhưng cũng không dễ vì ta phải “tiêu hoá tri thức” và viết lại theo ý của mình là một việc đòi hỏi bạn phải hiểu vấn đề một cách rõ ràng. Trong phần này không phải là phần trình bày lại lý thuyết như SGK, mà là để cho GV phản biện biết là bạn đã hiểu vấn đề đến đâu và chỉ ra những điều bạn sẽ làm trong các chương tiếp theo.

    Chúc các bạn có được một tác phẩm khoá luận thật hay.

    Tài liệu đọc thêm:
    Ngoài ra, các bạn có thể đọc thêm các hướng dẫn viết survey tại các bài sau:
    [1]. Webster, J. & Watson, R. T., Analyzing the past to prepare for the future: writing a literature review, MIS Q., Society for Information Management and The Management Information Systems Research Center, 2002, 26, xiii-xxiii [Download]
    [2]. http://writingcenter.utah.edu/_docs/organization_693_1320713252.pdf
    [3]. http://www.canberra.edu.au/studyskills/writing/literature
    [4]. http://www.duluth.umn.edu/~hrallis/guides/researching/litreview.html
    [5]. http://writing.wisc.edu/Handbook/ReviewofLiterature.html

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.