Chia IPv4

0
978

Chia IP là công việc dành cho phiên bản IPv4 – vốn bị thiếu hụt về số lượng và thực tế đã cạn kiệt.

Ta vào một ví dụ cụ thể cho dễ hình dung vấn đề.

Yêu cầu: Cho địa chỉ 192.168.1.1/29. Hãy xác định phạm vi địa chỉ host mà địa chỉ này thuộc về, đường mạng, thông tin tổng quát.

Thực hiện

Tôi có tóm tắt bảng công thức các bước làm như hình bên dưới.

cong-thuc

Lưu ý:  n+m = số bít làm HostID

Lớp A: n + m =24

Lớp B: n + m =16

Lớp C: n + m =8

Ta nhìn vào địa chỉ đề bài đưa ra và biết rằng nó thuộc lớp C theo quy tắc phân lớp của IPv4. Lớp C sẽ có 24 bit dùng cho NetID. Ở đây ta thấy /29 – đồng nghĩa rằng nó mượn 5 bit.

29 = 24 +5

Vậy n = 5 . Đồng thời, ta tìm được m = 3. Giải thích: n là số bit đi vay mượn từ anh HostID, còn m là số bit còn sót lại của HostID sau khi cho mượn. Với địa chỉ lớp C, ta biết m + n = 8, bằng với số bit HostID.

Bước 1 là tìm số đường mạng hay còn nói theo cách thuật ngữ là số subnet sẽ tính được là 2^5=32 nhánh tất cả. Hình dung công ty được cấp 1 địa chỉ IP, nhưng lại có quá nhiều phòng ban, ta sẽ từ địa chỉ ban đầu phân nhánh ra cho các phòng ban để đảm bảo đủ số máy được cấp xài. Như ví dụ này thì có thể phân ra 32 đường mạng từ một đường mạng gốc ban đầu.

Bước 2 xác định xem trong mỗi đường mạng đó sẽ có bao nhiêu máy tính đặt trong đó. Hiểu đơn giản là vậy. Mỗi host là 1 máy tính. Bé vẫn không hiểu? Đọc lại tài liệu =)))))

Bước 3 là tìm subnet mask mới. Bước này chỉ cần nhớ, anh mượn bao nhiêu, anh phải bật lên bấy nhiêu bit 1. Cụ thể, subnet mask mặc định của lớp C lúc đầu là:

1111 1111. 1111 1111. 1111 1111. 0000 0000

Do mượn 5 bit, nên phải bật 5 con số 1 ở phần HostID lên. Lúc này subnet mask mới sẽ là:

1111 1111. 1111 1111. 1111 1111. 1111 1000

Đổi ra hệ thập phân cho dễ nhìn sẽ là 255.255.255.248. Xong bước 3.

Bước 4 là tìm bước nhảy. Ta áp dụng công thức phía trên, sẽ tìm được b = 256 – 248 = 32. Lưu ý, số X bị trừ chính là con số subnet mask mới tìm được (là 248).

Bước 5 là tìm NetID. Có thể sau khi nhìn công thức trên, ta vẫn chưa hiểu được cách thực hiện ở bước này là như thế nào. Ta quan sát hình bên dưới.

netid

Nhìn hình trên, ta có thể hiểu ra vấn đề: i chính là 0, 1 và 2,… còn nữa nhưng do không đủ khoảng cách nên tôi không đánh ra hết. Tại sao ta lấy luôn NetID thứ 0? Giải thích: công thức ta học trên lớp cũ rồi, các router bây giờ hỗ trợ sử dụng cả 2 lớp đầu và cuối luôn, CHÍNH VÌ THẾ mà ở Bước 1 công thức không có ‘-2’ là như vậy.

Trong hình trên, địa chỉ đỏ đậm màu chính là NetID đại diện cho TOÀN BỘ cột đó. Bước 5 tới đây là hoàn tất.

Bước 6 là xác định địa chỉ đầu tiên, địa chỉ cuối cùng, đồng thời địa chỉ broadcast của từng cột.

phan-chia

Giải thích cột đầu tiên, các cột tiếp theo tương tự. Như ta biết trên bước 5, dòng đầu tiên là địa chỉ mạng của cả cái cột đó – các máy trong cột 0 đều có chung một địa chỉ mạng chung là 192.168.1.0.

Máy đầu, ta lấy cái NetID cộng thêm 1 là ra được địa chỉ đầu tiên trong dãy.

Máy cuối, ta lấy NetID kế tiếp, trong hình bây giờ dễ hình dung công thức hơn rồi, đó chính là cột kế bên nó – cột 32. Ta đánh địa chỉ máy cuối cùng trong cột sẽ là 30 vì tuân thủ công thức NetID kế trừ đi cho 2.

Còn về broadcast, ta lấy NetID kế tiếp trừ cho 1 thôi.

Mẹo nhỏ: Sau này để tiện tính toán, bạn đừng xáo trộn thứ tự trên, vì sắp xếp như vậy, ta thấy broadcast bao giờ cũng lớn hơn máy cuối 1 số.

Nếu thấy có sai sót, hiểu sai,… bạn vui lòng liên lạc bằng cách để lại comment dưới bài viết hoặc email cho tôi: votinhthuong9@gmail.com.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.