CÁC CHUẨN WIRELESS THÔNG DỤNG
Ngày nay các thiết bị smartphone và tablet đã ngày càng phổ biến, trung bình mỗi người có tới hai thiết bị di động. Do đó Wi-Fi cũng trở thành một công nghệ thiết yếu trong cuộc sống hiện đại.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào phân biệt được thông số kỹ thuật được ghi trên các thiết bị và những lời quảng cáo đi kèm sản phẩm như:” công nghệ kết nối không dây chuẩn mới 802.11ac siêu hiện đại”.
Đừng lo lắng, OKTOT sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt.
Trước hết số định danh “802.11” thuộc bộ quy chuẩn IEEE 802 do Viện Kỹ nghệ Điện và Điện tử IEEE phát hành cho các kết nối điện tử. Mạng Ethernet (mạng LAN) được đánh ký hiệu 802.3, mạng Bluetooth bắt đầu bằng 802.15 còn mạng Wi-Fi bắt đầu với 802.11. Đây cũng là lý do vì sao các chuẩn Wi-Fi đều bắt đầu với con số 802.11. Các chữ cái tiếp theo sẽ giúp cho người tiêu dùng nắm bắt được các thông tin như tốc độ tối đa hoặc phạm vi sử dụng.
Đây là lịch sử phát triển của các chuẩn wifi thông dụng chúng ta thường gặp
1 Các chuẩn kết nối Wifi
1.1 Chuẩn 802.11
Năm 1997, IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đã giới thiệu một chuẩn đầu tiên cho WLAN. Chuẩn này được gọi là 802.11 sau khi tên của nhóm được thiết lập nhằm giám sát sự phát triển của nó.
Tuy nhiên, 802.11chỉ hỗ trợ cho băng tần mạng cực đại lên đến 2Mbps – quá chậm đối với hầu hết các ứng dụng. Với lý do đó, các sản phẩm không dây thiết kế theo chuẩn 802.11 đã không còn được sản xuất nữa.
1.2 802.11b
IEEE đã mở rộng trên chuẩn 802.11 gốc vào tháng Bảy năm 1999, đó chính là chuẩn 802.11b. Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, tương đương với Ethernet truyền thống tại thời điểm đó.
802.11b sử dụng tần số vô tuyến (2.4 GHz) giống như chuẩn ban đầu 802.11.
Tần số này là lựa chọn ưa thích của các hãng cung cấp sản phẩm nhờ chi phí rẻ.
Tuy nhiên các thiết bị 802.11b có thể bị nhiễu sóng từ các thiết bị khác cùng dải tần 2.4 GHz từ các thiết bị điện thoại không dây (kéo dài), lò vi sóng hoặc các thiết bị khác sử dụng chung dải tần.
Để khắc phục, ta cần đặt các thiết bị 802.11b xa các thiết bị trên, hiện tượng xuyên nhiễu sẽ giảm xuống đáng kể.
- Ưu điểm của 802.11b – giá thành thấp nhất; phạm vi tín hiệu tốt và đâm xuyên vật cản mạnh.
- Nhược điểm của 802.11b – tốc độ tối đa thấp nhất; các thiết bị gia dụng cùng dải tần có thể gây nhiễu sóng.
1.3 802.11a
Trong khi 802.11b vẫn đang được phát triển, IEEE đã tạo một mở rộng thứ cấp cho chuẩn 802.11 có tên gọi 802.11a.
Vì 802.11b được sử dụng rộng rãi quá nhanh so với 802.11a, nên một số người cho rằng 802.11a được tạo sau 802.11b. Tuy nhiên trong thực tế, 802.11a và 802.11b được tạo đồng thời. Do giá thành cao hơn nên 802.11a chỉ được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp còn 802.11b thích hợp hơn với thị trường mạng gia đình.
802.11a hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và sử dụng tần số vô tuyến 5GHz. Tần số của 802.11a cao hơn so với 802.11b chính vì vậy đã làm cho phạm vi phát sóng của hệ thống này hẹp hơn so với các mạng 802.11b. Với tần số này, các tín hiệu 802.11a cũng khó xuyên qua các vách tường và các vật cản khác hơn.
Do 802.11a và 802.11b sử dụng các tần số khác nhau, nên hai công nghệ này không thể tương thích với nhau. Chính vì vậy một số hãng đã cung cấp các thiết bị mạng hybrid cho 802.11a/b
- Ưu điểm của 802.11a – tốc độ cao; tần số 5Ghz tránh được sự xuyên nhiễu từ các thiết bị khác.
- Nhược điểm của 802.11a – giá thành cao; phạm vi hẹp và dễ bị che khuất.
1.4 802.11g
Vào năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ một chuẩn mới hơn đó là 802.11g, thời điểm này được đánh giá cao trên thị trường.
802.11g thực hiện sự kết hợp tốt nhất giữa 802.11a và 802.11b. Nó hỗ trợ băng thông lên đến 54Mbps và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi rộng. 802.11g có khả năng tương thích với các chuẩn 802.11b, điều đó có nghĩa là các điểm truy cập 802.11g sẽ làm việc với các adapter mạng không dây 802.11b và ngược lại.
- Ưu điểm của 802.11g – tốc độ cao; phạm vi tín hiệu tốt và ít bị che khuất.
- Nhược điểm của 802.11g – giá thành caohơn 802.11b; các thiết bị có thể bị xuyên nhiễu từ nhiều thiết bị khác sử dụng cùng băng tần.