Cách đặt, cấu hình địa chỉ cho IPv6 rất đa dạng, chi ra làm hai loại: Thiết lập tĩnh và thiết lập động.
Thiết lập tĩnh: Đặt địa chỉ bằng tay cho các interface.
Thiết lập động:
Định dạng theo cơ chế EUI-64 mở rộng 48 bit địa chỉ MAC của interface thành 64 bit qua việc chèn thêm trường FFFE – 16 bit vào giữa. Để đảm bảo địa chỉ được chọn xuất phát từ một địa chi Ethernet MAC duy nhất, bit Universal/Local (U/L) được đặt là 1 cho dải Global Unicast (0 cho dải Link-local), U/L là bit thứ 7 của octet đầu tiên trong EUI – 64.
Sau khi hình thành được interface ID (64 bit được suy ra từ địa chỉ MAC), địa chỉ này sẽ được gán vào phần prefix Link-Local (FE80::/10) tạo thành một địa chỉ IPv6 hoàn chỉnh cho interface (FE80::0290:27FF:FE17:FC0F/64).
Ngoài cách cấu hình Link-Local trên, quá trình cấu hình Stateless còn có thể sử dụng Prefix của lớp mạng kết nối trực tiếp với Host theo cơ chế sau:
Host sẽ gửi ra gói tín Router Solicitation (ICMP Code 133) tới địa chỉ Multicast của tất cả các node trong Link-Local (FE02::1) với mục đích dò tìm Prefix của Link này, Router sẽ trả lời Host bằng gói tin Router Advertisement (ICMP Code 134) trả lời cho Host mang theo Prefix của Router. Host sẽ kết hợp Prefix này với cơ chế EUI-64 để xây dựng một địa chỉ IPv6 hoàn chỉnh do chính nó quản lý.
Stateful (Sử dụng DHCPv6)
- Client đầu tiên sẽ kiểm tra sự hiện diện của các Router trên link.
- Nếu Router được tìm thấy, Client sẽ phát gói tin Advertsement tới Router xem DHCP có thể sử dụng hay không.
- Nếu không có Router nào được tìm thấy, hoặc DHCP có thể sử dụng:
- Một DHCP Solicit Message được gửi tới địa chỉ multicast của tất cả các DHCP Agent (FF02::1:2).
- Client sử dụng địa chỉ Link-local làm địa chỉ nguồn.
Hầu hết các giao thức định tuyến trên nền tảng IPv4 đều được phát triển lên phiên bản dành cho IPv6:
- Static
- RIPng (RFC 2080)
- OSPFv3 (RFC 2740)
- IS-IS for IPv6
- MP-BGP4 (RFC 2545/2858)
- EIGRP for IPv6
-
Tính năng tương tự IPv4:
-
Thuộc nhóm Distance Vector, Hop count = 15, chống loop bằng Split-horizon và Poison reverse.
-
Cơ bản dựa trên hoạt động của RIPv2.
-
Tính năng mở rộng cho IPv6:
-
IPv6 prefix, xác định địa chỉ next-hop.
-
Địa chỉ Multicast FE02::9 được sử dụng để trao đổi cập nhật giữa tất cả các Router chạy RIPng.
-
Sử dụng IPv6.
-
Tính năng tương tự IPv4:
-
Cách thức hoạt động và bầu chọn DR, BDR.
-
Tính năng mở rộng cho IPv6:
-
IPv6 prefix, xác định địa chỉ next-hop.
-
Địa chỉ Link-Local được sử dụng làm địa chỉ nguồn của gói tin update.
-
Sử dụng IPv6.
-
Cập nhật thông tin định tuyến giữa các Router chạy OSPF theo hai địa chỉ Multicast FE02::5, FE02::6 (DR&BDR).
Chú ý: Để kích hoạt giao thức định tuyến sử dụng IPv6, chúng ta cần dùng câu lệnh ipv6 unicast-routing trên Router. Quá trình cấu hình IPv6 Routing được thực hiện trên từng interface củ Router chứ không phải trên từng prefix.
Cơ chế chuyển đổi từ IP Version 6 sang IP Version 4
Dual Stack là một phương pháp được tích hợp sẵn trên các Node mạng để chúng có thể vừa kết nối với mạng IPv4 vừa kết nối với mạng IPv6, cơ chế này cho phép một interface có thể sử dụng cả hai loại địa chỉ IPv4 và IPv6. Một điểm cần lưu ý ở đây là không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ Dual Stack.
Hình 4. Dual Stack
Hình 5. Cấu hình Dual Stack trên cùng một interface
Một số cơ chế Tunneling thông dụng hiện nay: 6to4, Teredo, ISATAP…NAT-PT
Hình 7. NAT-PT