Thuyết trình hiệu quả

0
815

Làm sao để một bài thuyết trình hiệu quả và ấn tương? Làm sao để người nghe không ngủ ngáp?  Làm sao để người nghe hiểu được những gì mình đang nói? … Tưởng chừng đơn giản nhưng có rất nhiều vấn đề về việc thuyết trình mà bạn cần quan tâm. Hôm nay Oktot.com xin trình bày ngắn gọn lại nội dung của một bài thuyết trình để bạn có thể trả lời được các câu hỏi ở trên.

Để thuyết trình bạn cần nắm rõ một số vấn đề sau:

– Hiểu được mục đích của buổi thuyết trình

– Nội dung trình bày.

–  Phong cách, lời nói, hành động.

I. Hiểu được mục đích của buổi thuyết trình:

Khi thuyết trình tại một sự kiện, một lớp học chúng ta cần nắm rõ ngày hôm đó sẽ nói những gì mà người nghe đang cần quan tâm, vì sao họ ngồi tại đây nghe bài thuyết trình của bạn. Để biết những điều này bạn cần trả lời một số câu hỏi sao: Bạn muốn nói với ai? Về điều gì? Cái gì? Nói như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Tại sao?

Bạn muốn nói với ai? Bạn muốn thuyết trình điều này với ai, họ thuộc đối tượng nào? có trình độ như thế nào?

Ví dụ:

o   Khi đối tượng là những nhà khoa học, giáo viên, người có kiến thức: bạn cần chuẩn bị nội dung một cách chi tiết, lập luận có logic.

o   Khi đối tượng là các em nhỏ cần hiển thị nội dung đơn giản, chứng minh hình ảnh sinh động, vui tươi.

Nói về điều gì? Cái gì? Khi xác định được đối tượng điều bạn cần quan tâm tiếp theo là mình cần trình bày nội dung liên quan đến chủ đề hôm đó mà người nghe quan tâm. Người nghe chẳng liên quan đến buổi thuyết trình của ngày hôm đó!.

Nói như thế nào? Điều này thật sự khá quan trọng và khó khăn cho những bạn mới thuyết trình lần đầu. Bài nói của bạn có thành công hay không thật sự khá phụ thuộc vào cách nói của bạn. Từ lúc còn trên ghế nhà trường bạn nên tập nói trước lớp vì sau khi ra trường không nhiều người cho bạn cơ hội để thuyết trình! Khi thuyết trình bạn chuẩn bị bài nói một cách chu đáo sử dụng Powerpoint hình ảnh, video kết hợp với ngôn ngữ hình thể và đối thoại trực tiếp với người nghe.

Nói khi nào? Thời gian bạn chọn để nói về một bài thuyết trình khá quan trọng. Chọn một thời điểm phù hợp trong bài thuyết trình sẽ giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin của bạn mà không mệt mỏi.

Ở đâu? Bạn nên ghé thăm nơi mà mình sẽ thuyết trình để kiểm tra xem về âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, chổ ngồi, … có thật sự ổn để bạn và người nghe có một buổi tuyệt vời. Hãy xác định một vị trí thích hợp ngay từ ban đầu để bạn dễ dàng nói và người nghe dễ dàng tiếp nhận.

Tại sao? Nên xác định vì sao bạn phải ở đây để nói về những điều này, đó là một cuộc thi? Một buổi kiểm tra? Một buổi chia sẽ thông tin? Hay để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm? … khi xác định được điều này thì nội dung của trình bày, vấn đề trình bày của mỗi slide sẽ khác nhau lúc đó bạn sẽ dễ dàng cung cấp thông tin hơn.

II. Nội dung trình bày:

Nên chuẩn bị bài viết thành 3 phần:
1. Mở bài: (Trong tiếng anh thường có 6 – 8 câu)
+ Xin chào, cám ơn mọi người đã có mặt
+ Giới thiệu thông tin cá nhân
+ Dẫn vào một câu truyện hoặc đặt câu hỏi hình ảnh có liên quan đến chủ đề
+ Giới thiệu ý chính của bài nói (ít nhất 2 ý).
+ Nói về khoảng thời gian mình sẽ trình bày. (Thường thì các bạn không xác định được mình nói bao nhiêu phút, điều này thật sự rất tệ 🙂 )
+ Nói cho người nghe biết mình sẽ cho họ trình bày quan điểm, ý kiến, câu hỏi khi nào (Ví dụ: Tôi sẽ cho mọi người khoảng thời gian 5p cuối bài để hỏi lại. Hoặc trong quá trình tôi trình bày các bạn có ý kiến có thể hỏi ngay(khi nạn thật sự chuyên nghiệp nên nói câu này)). Sau đó dẫn bài viết vào nội dung thuyết trình
2. Thân bài:
Trình bày chi tiết các ý chính đã nêu ở mở bài
Mỗi ý chính sẽ có các ý phụ, sử dụng biểu đồ, hình ảnh chứng minh.
=> sau khi trình bày xong dẫn ý đến kết bài
3. Kết bài:
Trình bày lại ý chính đã nêu. Rút ra một kết luận thường là một câu mang hàm ý tổng quát cả bài nói (Slogan) (Ví dụ: khi mình nói ở chủ đề anh văn về lợi ích của việc sử dụng Internet mình có câu slogan: The more you use the Internet, the more you can get information)
=> Cảm ơn khán giả
Lưu ý bạn cần 1 slide cuối để trình bày các nội dung mà bạn đã lấy hoặc tham khảo. Trong slide của mình khi trích dẫn một câu hay một đoạn văn nào đó bạn nên ghi trích dẫn và ghi nguồn (điều này rất quan trọng).

Trình bày như thế nào?

– Nền luôn luôn cố định.

– Tiêu đề của 1 slide có size từ 44-50.

– Tiêu đề phụ 32.

– Nội dung trong slide 28.

– Dùng từ rõ ràng chính xác.

– Trình bày nội dung bằng các gạch đầu dòng với cụm từ hoặc câu (nếu trình bày câu thì câu hết trong 1 slide hoặc cụm từ thì cụm từ hết trong 1 slide).

– Mỗi slide có từ 3-6 gạch đầu dòng (mỗi dòng nên có khoảng 7 chữ).

– Nên sử dụng hình ảnh, biểu đồ.

– Không nên tình bày quá chi tiết nội dung trong slide.

– Quan sát không gian thuyết trình để chỉnh sửa màu sắc chữ tránh người xem không nhìn thấy gì cả.

– Điều cực kì quan trọng là bạn soạn trước một bày nói hoàn chỉnh về nội dung và logic điều này sẽ giúp bạn không mắc một số lỗi trong quá trình thuyết trình.

III. Phong cách, lời nói, hành đông?

Khi thuyết trình bạn nên ăn mặt gọn gàng nam nên ăn mặt gọn gàng, sự thật khi bạn đứng nói giữa một đám đông mà ăn mặc lôi thôi thì đã mất thiện cảm của người nghe. Lời nói cần rõ ràng, âm lượng vừa đủ, tránh nói nhỏ người khác không nghe hay nói như quát người nghe. Khi nói cần quan tâm đến điểm nhấn của nội dung, thật sự khi bạn nói với một volume vừa đủ thì giống như là ru ngủ người nghe. Và một điều khá hay nữa là nên kết hợp hành động diễn tả những điều cần nói sẽ tạo hứng thú cho người nghe. Khi nói bạn không nên có hành động chóng tay lên bàn, không nên dùng tay chỉ vào màn hình máy chiếu hay chỉ vào người nghe, và nên đứng một bên màn hình máy chiều dùng thước hoặc một vật gì đó tương tự để chỉ vào điều mình muốn nói.

Bạn phải học kỹ năng kết nối được người nghe, thu hút được họ về mặt cảm xúc cũng như thể hiện bạn thực sự quan tâm đến người nghe nếu không bài thuyết trình của bạn sẽ trở nên chán ngấy, khó hiểu. Nói mà thiếu cảm xúc, ánh mắt không linh động, không có cử chỉ hành động diễn tả, bạn sẽ biến bài thuyết trình của mình thành bài ca ru ngủ.

Trong quá trình nói nếu có câu hỏi bạn nên tiếp thu và trình bày lại quan điểm của mình. Giống như anh văn một speaker sẽ không bao giờ chắc chắn về câu trả lời của mình dù đó hoàn toàn là một câu trả lời chính xác, chúng ta thường bắt gặp từ “I think …” chẳng hạn. Khi người nghe có câu trả lời khác mà bạn cố cãi lại chỉ làm cho bài thuyết trình của bạn trở nên xấu đi.

Đây là một số nội dung khi mình được học, được thực hành ở nhiều môi trường, và dựa trên quan điểm đó để đúc kết ra bày viết này. Mọi người có thể trình bày quan điểm bên dưới đóng góp để cho bản thân và người khác có thể thuyết trình tốt hơn.

Chúc các bạn thành công!

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.