Các thành phần cơ bản trên Pascal

0
13237

4. Một số phím chức năng thường dùng

  • F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
  • F3: Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
  • Alt-F3: Đóng file đang soạn thảo.
  • Alt-F5: Xem kết quả chạy chương trình.
  • F8: Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.
  • Alt-X: Thoát khỏi Turbo Pascal.
  • Alt-<Số thứ tự của file đang mở>: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.
  • F10: Vào hệ thống Menu của Pascal.

5. Các thao tác cơ bản khi soạn thảo chương trình

5.1. Các phím thông dụng

  • Insert: Chuyển qua lại giữa chế độ đè và chế độ chèn.
  • Home: Đưa con trỏ về đầu dòng.
  • End: Đưa con trỏ về cuối dòng.
  • Page Up: Đưa con trỏ lên một trang màn hình.
  • Page Down: Đưa con trỏ xuống một trang màn hình.
  • Del: Xoá ký tự ngay tại vị trí con trỏ.
  • Back Space (<-): Xóa ký tự bên trái con trỏ.
  • Ctrl-PgUp: Đưa con trỏ về đầu văn bản.
  • Ctrl-PgDn: Đưa con trỏ về cuối văn bản.
  • Ctrl-Y: Xóa dòng tại vị trí con trỏ.

5.2. Các thao tác trên khối văn bản

  • Chọn khối văn bản: Shift + <Các phím >
  • Ctrl-KY: Xoá khối văn bản đang chọn
  • Ctrl-Insert: Đưa khối văn bản đang chọn vào Clipboard
  • Shift-Insert: Dán khối văn từ Clipboard xuống vị trí con trỏ.

6. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ Pascal

6.1. Từ khóa

Từ khoá là các từ mà Pascal dành riêng để phục vụ cho mục đích của nó. (Chẳng hạn như: BEGIN, END, IF, WHILE,…)

Chú ý: Với Turbo Pascal 7.0 trở lên, các từ khoá trong chương trình sẽ được hiển thị khác màu với các từ khác.

6.2. Tên (định danh)

Định danh là một dãy ký tự dùng để đặt tên cho các hằng, biến, kiểu, tên chương trình con… Khi đặt tên, ta phải chú ý một số điểm sau:

  • Không được đặt trùng tên với từ khoá
  • Ký tự đầu tiên của tên không được bắt đầu bởi các ký tự đặc biệt hoặc chữ số.
  • Không được đặt tên với ký tự space,các phép toán.

Ví dụ: Các tên viết như sau là sai

1XYZ                   Sai vì bắt đầu bằng chữ số.

#LONG                Sai vì bắt đầu bằng ký tự đặc biệt.

FOR                     Sai vì trùng với từ khoá.

KY  TU                 Sai vì có khoảng trắng (space).

LAP-TRINH          Sai vì dấu trừ (-) là phép toán.

6.3. Dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Không nên hiểu dấu chấm phẩy là dấu kết thúc câu lệnh.

Ví dụ:

   FOR i:=1 TO 10 DO Write(i);

Trong câu lệnh trên, lệnh Write(i) được thực hiện 10 lần. Nếu hiểu dấu chấm phẩy là kết thúc câu lệnh thì lệnh Write(i) chỉ thực hiện 1 lần.

6.4. Lời giải thích

Các lời bàn luận, lời chú thích có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào trong chương trình để cho người đọc dể hiểu mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong chương trình. Lời giải thích được đặt giữa hai dấu ngoặc {} hoặc giữa cụm dấu (**).

Ví dụ:

Var a,b,c:Real; {Khai báo biến}

Delta := b*b – 4*a*c; (* Tính delta để giải phương trình bậc 2 *)


This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.