Khái niệm hệ điều hành
Hệ điều hành là một phần mềm hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy tính và tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
Hệ điều hành đóng vai trò là cầu nối giữa thế giới bên ngoài (người sử dụng hay bất cứ một chương trình ứng dụng nào) với phần cứng máy tính.
Chức năng của hệ điều hành
Mỗi hệ điều hành luôn bao gồm bốn chức năng chính: Quản lý bộ nhớ, quản lý CPU, quản lý thiết bị và quản lý hệ thống tập tin. Với những hệ điều hành mạng thì bổ sung thêm chức năng quản lý mạng.
Các chức năng này không chỉ đảm bảo nhiệm vụ chính của mình mà còn phải kết hợp hài hòa trong hoạt động với các chức năng khác.
Quản lý bộ nhớ: Có nhiệm vụ giám sát và điều hành bộ nhớ chính. Với mỗi yêu cầu cung cấp bộ nhớ, chức năng này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thông điệp được gửi đến. Nếu phù hợp, nó sẽ cung cấp một phần vùng bộ nhớ trống hiện tại. Chức năng này cũng làm nhiệm vụ thu hồi vùng nhớ đã cấp phát.
Quản lý CPU: Làm nhiệm vụ cấp phát quyền sử dụng CPU cũng như ghi lại trạng thái thực thi của mỗi chương trình. Nếu một tác vụ nào đó thực hiện quá giới hạn thời gian cho phép sẽ bắt buộc nhường CPU cho tác vụ khác. Sau đó, bộ quản lý sẽ phục hồi lại tác vụ cũ nhờ vào thông tin trạng thái đã lưu trước đó.
Quản lý thiết bị: Cấp phát và thu hồi quyền truy xuất đến các thiết bị như máy in, màn hình, bàn phím,…
Quản lý hệ thống tập tin: Cho phép lưu trữ cũng như truy xuất các tập tin.
Quản lý mạng: Quản lý việc chia sẻ tài nguyên giữa những người dùng trong hệ thống. Đồng thời cung cấp các dịch vụ mạng như truyền gói tin, thông điệp,…
Một số hệ điều hành thông dụng
Hệ điều hành Windows
Hệ điều hành Windows của Microsoft ra đời vào năm 1985, là hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất trên máy vi tính với gần 90% thị phần. Vì thị phần của Windows lớn như vậy nên phần mềm ứng dụng được phát triển để chạy trên Windows cũng nhiều hơn bất kỳ hệ điều hành nào khác. Một số đặc trưng chung của Windows là:
Hệ thống giao diện dựa trên cơ sở trình đơn (menu) với các biểu tượng kết hợp giữa đồ họa và văn bản giải thích.
Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng,…
Một số nét đặt trưng của UNIX là:
Có hệ thống quản lý tập tin đơn giản và hiệu quả.
Có một hệ thống phong phú các module và chương trình tiện ích hệ thống.
Cung cấp cả chương trình nguồn của toàn bộ hệ thống, tức là mọi người có thể sửa đổi, bổ sung, nâng cấp và sử dụng mà không bị vi phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, do hệ điều hành Linux có tính mở nên không thể có một công cụ cài đặt mang tính thống nhất. Mặt khác, còn ít các phần mềm ứng dụng chạy trên Linux so với Windows nên việc sử dụng Linux còn bị hạn chế.
Hệ điều hành Mac OS
Mac OS được thiết kế bởi hãng Apple dành riêng cho máy tính Macintosh, do được thiết kế để chạy với máy vi tính của Apple nên Mac OS không được sử dụng rộng rãi như hệ điều hành Windows. Vì vậy, có rất ít chương trình ứng dụng được viết cho nó.
Tuy nhiên, Mac OS vẫn được xem như là một trong những hệ điều hành sáng tạo nhất. Nó là một hệ điều hành mạnh, dễ sử dụng, quen thuộc đối với nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, người làm chế bản trên máy tính và nhiều người dùng gia đình.
Cảm ơn tác giả, bài viết khá dễ hiểu.
Ngoài ra, còn có bài viết này cũng tương đối dễ hiểu. Ngoài các khái niệm cơ bản, bài viết đó cũng cung cấp kiến thức sâu hơn một chút về mặt kỹ thuật. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ cho các bạn khác muốn tìm hiểu về hệ điều hành.
https://vimentor.com/vi/lesson/gioi-thieu-ve-linux-kernel-1
Mình sẽ duyệt comment có chèn link lần này. Nhưng mà sau này sẽ không có trường hợp này nữa nhé! Thanks!