Cách viết CV xin thực tập

0
2881

Đối với sinh viên việc thực tập là giai đoạn mà đa phần các bạn sinh viên đều phải trải qua trong quãng đường những năm đại học. Việc thực tập sẽ mang lại cho các bạn sinh viên những lợi ích về kiến thức chuyên môn và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế cũng như khả năng được nhận làm nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập.

Tuy nhiên, khi ứng tuyển vào một vị trí thực tập sinh, CV là điều bắt buộc. Vậy viết CV xin thực tập như thế nào ? Trong bài viết này oktot xin chia sẻ đến bạn Cách viết CV xin thực tập chuyên ngành mạng, các loại CV khác mình sẽ chia sẻ trong các bài viết sau các bạn đón đọc nhé! Nào bây giờ chúng ta cùng thực hiện nhé 🙂 Đầu tiên

1. CV cho sinh viên mới ra trường dài bao nhiêu thì hợp lý ?

Trên thực tế không có giới hạn nào cho việc này, tuy nhiên các CV cho sinh viên xin thực tập có thể chỉ cần dài tầm 1 trang A4.

Vì sao vậy? vì đơn giản là hiện nay việc chính của các bạn vẫn là học. Với một người có kinh nghiệm, CV thường dài không quá 2 trang A4. Do đó, cũng không có lý do gì để sinh viên thực tập như bạn có một bản CV dài hơn 2 trang A4. Với chia sẻ này, có thể nghĩ rằng việc không phải viết CV dài là một niềm hạnh phúc lớn lao với sinh viên thực tập.

2. Tạo CV ở đâu?

Có rất nhiều trang web hỗ trợ việc này. Bạn có thể tham khảo trên Google nhé. Nhưng có một nhược điểm là đối với các nhà tuyển dụng thì những mẫu CV đó quá bình thường, vì họ chắc chắn gặp cả trăm cái CV dùng mấy mẫu đó rồi.

Vậy làm sao để tạo CV khác biệt ? Bạn có thể dùng các phần mềm chuyên dụng như AI để thiết kế nếu như rành về nó, còn không thì chỉ cần dùng Word cũng đã đủ để thiết kế CV đẹp rồi.

Các bạn có thể xem CV này để tham khảo trước khi bắt tay vào viết CV của mình!

3. Những nội dung cần phải có trong CV Thực tập sinh

Những nội dung dưới đây không phải theo thứ tự gì cả. Bạn muốn đặt cái nào trước hay sau tùy bạn, miễn là nó hợp với bố cục thiết kế CV. Đầu tiên là

Tiêu đề CV

Đừng bao giờ để 2 chữ “CV” trên cái tiêu đề nhé. Bạn nên để tiêu đề CV là tên của chính bạn.

Thông tin cá nhân

Phần này bao gồm các thông tin cơ bản như là hình của bạn nhớ chọn hình đẹp tí :), ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại, email, địa chỉ (nơi ở hiện tại). Rất căn bản nhưng hãy nêu thật chính xác vì không hiếm trường hợp nhà tuyển dụng không liên hệ được cho ứng viên vì sai số điện thoại.

Mục tiêu nghề nghiệp

Hãy viết vào CV mục tiêu thật ngắn gọn súc tích, bạn muốn đạt được điều gì, trong thời gian bao lâu. Hay sau khi thực tập bạn sẽ …

Quá trình học tập

Học trường nào, ngành gì, sinh viên năm mấy, điểm số hiện tại.

Chứng chỉ

Các chứng chỉ, chứng nhận (nếu có) mà bạn đã đạt được trong các khóa học ngắn hạn,…

Các học bổng, thành tích

Các học bổng, thành tích (nếu có) mà bạn đã nhận được. Nếu bạn từng được tuyên dương, khen thưởng thì đừng quên thêm vào nhé, rất có ích đấy.

Kinh nghiệm làm việc

Ôi, kinh nghiệm gì trời, tui không có kinh nghiệm nên mới đi thực tập mà. Đừng nghĩ thế, hãy nêu ra những kinh nghiệm của các công việc mà bạn đã từng làm khi đang là sinh viên, hoặc các project bạn đã làm.

Kỹ năng

Phần này rất quan trọng hỗ trợ đắc lực cho việc ghi điểm đấy. Bạn muốn xin thực tập công việc gì thì nên viết kỹ năng theo hướng công việc đó. ví dụ: Viết CV xin thực tập chuyên ngành mạng thì bạn phải để các kỹ năng trong nhóm ngành mạng

Khi trình bày những kỹ năng bạn có thì cần phải có mức độ thông thạo nhé. Có một lưu ý quan trọng ở phần này mà các bạn dễ dàng mắc phải. Đó là sử dụng các từ “thành thạo”, “biết sử dụng”… Tuyệt đối không dùng các từ đó nhé.

Sở thích

Cái này không quan trọng, nhưng cũng nên có để xem bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không.

4. CV có giá trị nếu như có bằng chứng

Đây là phần rất quan trọng trong cách viết CV cho sinh viên thực tập. CV của bạn sẽ chuyên nghiệp và có tính thuyết phục rất cao nếu như bạn có bằng chứng với những điều mà bạn đã nêu ra. Vì người khác không chắc là bạn có nói thật hay đang chém gió ?

Bạn nên đính kèm các minh chứng trong phần chứng chỉ, các học bổng, thành tích. Như vậy, bạn đã tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng và chắc chắn họ sẽ rất hứng thú để gặp bạn.

5. Người tham chiếu

Phần này cũng quan trọng không kém, do các bạn chưa có đi làm mà thường là làm các project với các Giảng viên. Vì vậy bạn nên đưa thêm thông tin liên hệ của Giảng viên, để doanh nghiệp cần có thể đối chiếu.

Cv mẫu dành cho vị trí thực tập lập trình các bạn có thể tham khảo

6. Lời kết

CV đẹp cần gì?

Một cuộc khảo sát những người làm nghề nhân sự do Eric Hilden tổ chức những năm gần đây về cách viết CV, thu được kết quả về những yếu tố được nhà tuyển dụng tìm kiếm trong CV của ứng viên, bao gồm:
45%: Kinh nghiệm trong những công việc liên quan.
35%: Trình độ chuyên môn và kỹ năng.
25%: Dễ đọc.
16%: Thành tích.
14%: Ngữ pháp và chính tả.
9%: Học vấn.
9%: Khao khát thành công.
3%: Có mục tiêu rõ ràng.
5%: Những “từ khóa”, thông tin liên hệ, kỹ năng tin học, trải nghiệm cá nhân…

Dễ hiểu khi kinh nghiệm (experiences), kiến thức (knowledge) và kỹ năng (skills) vẫn là bộ ba yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong CV của bạn, vượt lên hẳn so với những yếu tố như thành tích hay học vấn. Chắc bạn đã hiểu mình phải tìm cách highlight gì ở trong CV của mình rồi chứ?

Bất ngờ ở đây là bên cạnh nội dung, thì hai phần của hình thức là dễ đọc và ngữ pháp – chính tả chiếm vị trí rất cao. Lý do rất đơn giản, nhà tuyển dụng sẽ hiểu cái cách bạn cẩn thận với bản CV của mình cũng chính là cách bạn sẽ cẩn thẩn và tận tụy như vậy trong công việc.

Như vậy đầu tư vào nội dung của một bản CV là quan trọng, nhưng hình thức của nó cũng quyết định không nhỏ đến thành công của bạn đấy.

Kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng là vô cùng quan trọng trong nội dung của một bản CV. Tuy nhiên, đừng quên lựa chọn cách viết CV cho thật “bắt mắt” bạn nhé!

Nguồn: tổng hợp

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.