Switch và router – Cái nào hoạt động ở đâu? Thiết bị nào nên sử dụng trong môi trường mạng cần tốc độ cao? Thiết bị nào an toàn hơn? Vâng, chúng ta sẽ cùng làm rõ trong bài viết này.
Switch là một thiết bị khá phổ biến hoạt động ở layer 2 trong khi đó router là một thiết bị nổi tiếng hơn, hoạt động ở layer 3. Chúng ta sẽ khảo sát tất cả các tính năng và các điểm khác nhau của switch và router.
Bạn có thể xem thêm bài viết Cách phân biệt Hub và Switch
Switch và Router – So sánh và các điểm khác biệt
Tính năng của switch
- Hoạt động ở tầng Data Link trong mô hình OSI.
- Khi nhận được gói tin, switch lọc và chuyển tiếp gói tin.
- Có thể tạo virtual LAN và switch có thể hoạt động như một thiết bị bridge có nhiều port.
- Thường có từ 24 đến 48 ports.
- Dữ liệu xử lý của switch là Transmits Frame (layer 2 packets) và layer 3 packet trong mô hình OSI.
- Có phần mềm hỗ trợ điều khiển và cấu hình.
- Có bộ nhớ để lưu thông tin các thiết bị đang kết nội trong mạng.
- Có thể học địa chỉ MAC và lưu trữ các địa chỉ này trong bảng CAM (Content Addressable Memories).
- Hỗ trợ truyền bán song công (half-duplex transmission) và song công (full duplex transmission).
- Switch có một broadcast domain cho mỗi VLAN.
- Có hỗ trợ giao thức spanning tree.
- Không có xuất hiện tranh chấp gói tin trong nội bộ switch.
Tính năng của router
- Có thể kết nối hai hay nhiều mạng lại với nhau.
- Hoạt động giống như cảnh sát giao thông với nhiệm vụ định tuyến gói tin (data packet).
- Có thể sử dụng router trong mạng LAN (Loca Area Network), MAN(Metropolitan Area Network), WAN(Wide Area Network).
- Dữ liệu được định tuyến là data packet không giống như frame packet ở layer 2 hay tín hiệu điện ở layer 1
- Router hoạt động ở layer 3 hay còn được gọi là tầng mạng (network layer) trong mô hình OSI.
- Nó thường có khoảng 2-4-8 ports.
- Router thường lưu trữ địa chỉ IP trong một bảng, được gọi là bản định tuyến (routing table). Với thông tin trong bảng này, nó sẽ quyết định gửi gói tin (data packet) tới đâu.
- Trong router, mọi port đều có broastcast domain của chính port đó.
- Router có khả năng chia sẻ bandwidth động.
- Nó xử lý nhanh hơn so với switch.
- Ngoài ra, router có thể thực hiện NAT (Network Address Translation).
Switch và router – Các điểm khác nhau
Chúng ta hãy khảo sát tình huống một mạng LAN có 50 PC kết nối với nhau. Trong mạng này có một số tài nguyên cho phép các máy tính này download. Do đó, mạng máy tính này hoạt động như một mạng riêng tư (private network). Tuy nhiên, khi một máy tính muốn lấy dữ liệu từ một số sites như Facebook, Google, các máy tính này phải kết nối với mạng Internet và làm cho mạng máy tính này trở thành mạng công cộng (public network).
Cho nên, khi một máy PC muốn truy cập mạng công cộng, nó gửi gói tin (data packet) tới thiết bị mà nó đang kết nối, đó là một switch. Switch sẽ mở gói tin và tìm kiếm thông tin địa chỉ nhận gói tin. Gói tin đó được định hướng tới một mạng internet công cộng (public internet) hay mạng internet toàn cầu (world wide internet). Và trong trường hợp này (gói tin được chuyển ra một mạng khác) nên switch không thực hiện việc gì hết. Switch sẽ chuyển gói tin này cho router. Trong ngữ cảnh này, router chính là default gateway (ở đây, để rõ nghĩa, tôi tạm dịch default gateway là “cổng mặc định để kết nối với mạng máy tính khác”). Một router đóng vai trò là một gateway, nó hoạt động như một cánh cửa để mở ra thế giới bên ngoài và lấy dữ liệu mà máy tính trong mạng LAN kia cần.
Tuy nhiên, trong một khuôn viên, tất cả PC đều được xem như là một phần cấu thành nên mạng riêng tư và được xem không phải là mạng bên ngoài. Các gói tin khi sẽ được tinh chỉnh từ gói tin riêng tư (private packet) sang gói tin công cộng (public packet) và ngược lại. Thao tác này được gọi là NAT (Network Address Translation). Thao tác này, chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.