Computer Networks – Mạng máy tính

6
7583

Mạng máy tính – Computer Networks là một môn học mà tất cả các sinh viên học công nghệ thông tin đều phải học, mỗi trường sẽ lựa chọn các giáo trình khác nhau có thể là Computer Networks của Andrew S .Tanenbaum hoặc Data and Computer Communications. Một giáo trình được khá nhiều trường sử dụng đó là Computer Networking A Top-Down Approach của James F. Kurose & Keith W. Ross.

Tuy nhiên Môn Mạng máy tính – Computer Networks trên oktot thì có một chút khác biệt, đó là sự kết hợp của nhiều cuốn sách như đã kể trên cộng với kinh nghiệm thực tế nhiều năm của tác giả và cũng có sự tham khảo nội dung giảng dạy của nhiều trường. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho các bạn.

Nội dung khóa học Mạng máy tính sẽ gồm các phần sau

  • Chương 1: Tổng quan về mạng máy tính
  • Chương 2: Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI
  • Chương 3: Mô hình TCP/IP và mạng Internet
  • Chương 4: Phương tiện truyền dẫn và các thiết bị mạng
  • Chương 5: Mạng cục bộ LAN
  • Chương 6: Mạng diện rộng WAN
  • Chương 7: ATTT mạng máy tính

Sau khi học xong học phần Mạng máy tính – Computer Networks, sinh viên có khả năng:

Về kiến thức

  • Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về mô hình mạng OSI, TCP/IP, các kỹ thuật mạng LANs, WANs, các chuẩn IEEE và các dịch vụ mạng Internet. Các thiết bị mạng như repeater, hubs, switches, routers, brigde… khái niệm về an toàn mạng máy tính,…

Về kĩ năng

  • Có khả năng đọc hiểu các kiến thức mở rộng của môn học mạng máy tính, tự tìm kiếm và đọc hiểu được các tài liệu tiếng anh. Có khả năng cấu hình một số thiết bị mạng và thiết kế xây dựng mạng LAN.

Mô tả vắn tắt nội dung học phần lý thuyết Mạng máy tính – Computer Networks

  • Giới thiệu các mô hình mạng như: mô hình tham chiếu các hệ thống mở OSI, mô hình TCP/IP.
  • Các loại phương tiện truyền dẫn hữu tuyến và vô tuyến, các kỹ thuật trong mạng LANs, WANs, mạng Internet và các dịch vụ trên Internet.
  • Đi sâu giới thiệu về các kỹ thuật mạng trong LAN, chuẩn IEEE 802.x, các thiết bị mạng và thiết kế, xây dựng mạng LAN.
  • Các kỹ thuật định tuyến và chọn đường trong kết nối liên mạng.
  • Ngoài ra môn học còn giới thiệu một số kiến thức chuyên sâu về mạng như: an toàn và bảo mật mạng, kỹ thuật mạng riêng ảo, quản trị mạng.
  • Bấm cáp, triển khai các loại phương tiện truyền dẫn,
  • Cấu hình địa chỉ IP.
  • Sử dụng được các thiết bị mạng thông dụng,
  • Cài đặt và cấu hình mạng workgroup; quản lý người dùng, phân quyền, thiết lập chính sách, quản lý một số dịch vụ mạng.

6 COMMENTS

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.