CCNA – Introduction

0
403

CCNA là chứng chỉ quản trị hạ tầng mạng do Cisco cung cấp. Thời gian vừa qua tôi may mắn có thời gian đi học nên cũng tích cóp được kha khá kiến thức về nó. Trong thời gian sắp tới, nếu có thời gian rảnh tôi sẽ lần lượt viết ra các loạt bài về nó dưới dạng review lại những kiến thức của bản thân. Bài viết này chỉ là một dạng guide line hoặc prologue giới thiệu sơ bộ những gì sẽ có trong loạt bài viết này.

Vì đây là những kiến thức và hiểu biết của chính bản thân, nên tôi không bảo đảm với bạn tất cả đều đúng. Có thể có sai sót (maybe) nhưng sẽ có sự kiểm soát nội dung kĩ càng trước khi đăng lên.

Tổng cộng mình sẽ có các 6 mục lớn. Trong mỗi mục đó, ta lại phân chia thành nhiều tiểu mục cụ thể trong nhánh lớn để dễ tìm hiểu.

PHẦN 1: MẠNG CĂN BẢN

Trong phần này ta học lại cơ sở mạng máy tính, kiến trúc 2 mô hình lớn là OSI và TCP/IP. Cả kỹ thuật chia IP cũng được trình bày trong phần này.

PHẦN 2: SWITCHING

Ở phần này ta tìm hiểu về khái niệm chuyển mạng trong Ethernet LAN, các khái niệm VLAN, Trunking, VTP, STP, Router on Stick và EtherChannel.

Liệt kê sơ bộ như vậy cũng đủ thấy nó nhiều như thế nào.

PHẦN 3: ROUTING

Sẽ có hẳn 1 bài dành ra để giải thích các khái niệm dùng trong phần này. Ở phần định tuyến này, ta sẽ lần lượt tìm hiểu về định tuyến tĩnh, định tuyến động với các giao thức tiêu biểu là RIP, OSPF, EIGRP.

PHẦN 4: PROTOCOL & IP SERVICE 

Tới đây, sẽ có một loạt các khái niệm về dịch vụ và giao thức cần phải học. Có thể kể tên sơ bộ như ARP, CDP, Telnet, SSH, PING, Tracert và Traceroute, SNMP, Syslog, NTP, ACL, NAT, FHRP.

Nhưng cụ thể, trong phần này ta sẽ tập trung tìm hiểu về ACL và NAT rất kĩ, từ lý thuyết đến thực hành nâng cao.

PHẦN 5: WAN 

Tới đây ta sẽ tìm hiểu mạng WAN là gì, Leased-line, Frame-relay và VPN là như thế nào.

Mỗi bài đều có phân tích và lab tương ứng (mà thật ra bài nào trong các phần cũng đều có lab kèm theo để minh họa vấn đề.

PHẦN 6: IPv6

Đây là phần có thể nói là khá nhẹ nhàng. Tìm hiểu về khái niệm IPv6 là gì, tại sao lại ra đời nó, cấu trúc như thế nào, các loại của IPv6, các phương thức cấu hình.

Kĩ thuật định tuyến với IPv6 cũng sẽ được nói rõ với 3 loại định tuyến là Static, RIPng, OSPFv3.

Cuối cùng là tìm hiểu sơ về các giải pháp chuyển đổi IPv4 và IPv6.

Như vậy, có thể thấy đây sẽ là một loạt bài viết dài hơi. Lúc tôi học thì chỉ có 2 tháng đúng, học liên tục 5 ngày/tuần nên kiến thức dồn liên tục. Còn với bài viết như vầy, tùy vào điều kiện thời gian và các yếu tố khác mà sẽ có liên tục hoặc ngắt quãng.

Với các bài nặng về lý thuyết như ở PHẦN 1, ta gần như chưa thực thành nhiều, chỉ đi đào sâu vào các lý thuyết. Dĩ nhiên ở phần đầu cũng có vài bài thực hành nho nhỏ như chia IP chẳng hạn.

Sang các phần tiếp theo, cứ mỗi bài lý thuyết sẽ được kèm theo một bài lab (bài thực hành) để làm rõ vấn đề.

Cần phải nói rõ, đây chỉ là những bài viết ghi chép hệ thống lại kiến thức của bản thân, không phải một khóa học, nên đừng trông đợi gì quá nhiều vào cái gọi là “giảng dạy” hay “dạy học” gì ở đây cả. Tôi không có hứng thú và cũng không đủ trình độ với việc dạy ai cả.

VÕ TÌNH THƯƠNG

votinhthuong9@gmail.com

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.