Các giao thức Mail phổ biến

0
1664

Email được sử dụng rất phổ biến, việc gởi nhận Mail được thực hiện thông qua một số giao thức như: SMTP, POP3, MIME, IMAP, MAPI.

I. Giới thiệu

Để gửi một bức thư thông thường ta có thể mất một vài ngày với một bức thư trong nước và nhiều thời gian hơn để gửi một bức thư ra nước ngoài. Do đó, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc ngày nay nhiều người đã sử dụng thư điện tử – Email (Electronic mail). Thư điện tử được gửi đến người nhận rất nhanh, dễ dàng và rẻ hơn nhiều so với sử dụng thư tay truyền thống. Vậy thư điện tử là gì ? Nói một cách đơn giản thư điện tử là một thông điệp gửi từ máy tính này đến một máy tính khác trên mạng máy tính mang nội dung cần thiết từ người gửi đến người nhận. Do thư điện tử gửi qua lại trên mạng và sử dụng tín hiệu điện vì vậy tốc độ truyền rất nhanh. Ngoài ra bạn có thể gửi hoặc nhận thư riêng hoặc các bức điện giao dịch với các file đính kèm như hình ảnh, các công văn tài liệu thậm chí cả bản nhạc, hay các chương trình phần mềm…

II. Lợi ích của Email

            Tốc độ cao:  Vì Email được chuyển qua Internet dưới dạng các tín hiệu điện nên tốc độ phát đi của Email gần nhưu là tức thời. Với các bức thư tín và cách gửi thông thường, bạn có thể phải mất một vài ngày thư mới có thể tới được địa chỉ cần thiết. Nhưng với Email, sau một cú click chuột gửi đi là người nhận có thể đọc được nội dung thư bạn gửi cho họ.
            Tiết kiệm chi phí:  Với kiểu thư tín bình thường, bạn phải tốn một chi phí khá lớn để gửi các bức thư của mình đi. Còn với Email, bạn chỉ tốt một khoản chi phí rất nhỏ để kết nối Internet và cùng với dịch vụ Email của bạn. Bạn cũng có thể dùng các dịch vụ Email miễn phí như gmail, yahoo, outlook, hotmail, khi đó chi phí của bạn cho bức thư hầu như không đáng kể.
            Không có khoảng cách:  Với Email, cho dù người nhận ở xa cách nửa vòng trái đất hay ngay chính trong phòng làm việc thì việc gửi và nhận thư gần như ngay lập tức. Và chí phí các bức thư đó đều như nhau.

III. Cấu trúc địa chỉ Email

            Địa chỉ Email (Email-address) là một định danh trên Internet, cho phép người sử dụng Internet nhận biết được chính xác người cần liên hệ, giao dịch, trao đổi thông tin và ra lệnh gửi các thông điệp, tài liệu, tài liệu (Email-message) tới định danh khác.
  • Địa chỉ Email bao giờ cũng bao gồm 2 phần:
    • Phần thứ nhất là phần tên miền quản lý địa chỉ Email. Ví dụ: gmail.com; sinhvientot.net…
    • Phần thứ hai là phần tên chính của địa chỉ Email để phân biệt với các địa chỉ Email khác do có cùng một tên miền quản lý. Ví dụ: info hay support….
  • Giữa 2 phần địa chỉ Email được liên kết với nhau bằng chữ “@”. Tên đầy đủ của một đại chỉ Email: info.oktotcom@gmail.com; info@sinhvientot.net

 IV. Các giao thức phổ biến được sử dụng trong hệ thống Mail

            Việc gởi nhận Mail được thực hiện thông qua một số giao thức phổ biến như: Simple Mail Transfer Protocol (SMTP), Post Office Protocol (POP), Multipurpose Internet Mail Extensions (MIME), Interactive Mail Access Protocol (IMAP), Messaging Application Programming Interface (MAPI).

SMTP (Simple Mail Tranfer Protocol)

           SMTP là một giao thức dùng nền văn bản và tương đối đơn giản, chịu trách nhiệm phân phát Mail. Trước khi một thông điệp được gửi, người ta có thể định vị một hoặc nhiều địa chỉ nhận cho thông điệp. Giao thức SMTP được định nghĩa trong RFC 821, SMTP là một dịch vụ tin cậy, hướng kết nối (connection-oriented) được cung cấp bởi giao thức TCP (Transmission Control Protocol ). SMTP dùng cổng 25 của giao thức TCP. Nói đơn giản SMTP là giao thức hỗ trợ gửi thư và trao đổi thư giữa hai máy chủ thư điện tử. SMTP gửi thông điệp và không cho phép ai lấy thông điệp về từ máy chủ ở xa theo yêu cầu của mình một cách tùy ý. Để lấy được thông điệp, POP3 hoặc IMAP.
image007

Ưu/nhược điểm của giao thức SMTP:

ƯU ĐIỂM SMTP NHƯỢC ĐIỂM SMTP
Được phát triển từ rất sớm, và là chuẩn sử dụng của hầu hết server mail trên thế giới Chỉ sử dụng định dạng NVT 7 bit ASCII
Không có chức năng nhận thực
Bản tin gửi đi không được mã hóa
Dễ bị spam, giả danh địa chỉ người gửi

POP (Post Office Protocol)

        POP được phát triển đầu tiên vào năm 1984 và được nâng cấp từ bản POP2 (RFC 937) lên POP3 (RFC 1725) năm 1988. POP3 kết nối trên nền TCP/IP để đến máy chủ thư điện tử (sử dụng Port 110). POP3 là giao thức phổ biến nhất hiện nay.
Ngược với SMTP, giao thức POP3 chỉ được dùng để nhận thư về. Khi sử dụng POP3, tất cả thư điện tử của bạn sẽ được download từ mail server về máy cục bộ. Bạn cũng có thể chọn để lại một bản copy của mỗi thư điện tử lại mail server.
Sử dụng giao thức POP3 có một thuận lợi là sau khi các thư điện tử đã được download về thì bạn có thể ngắt kết nối Internet và đọc chúng offline, do đó tiết kiệm được chi phí dùng mạng. Tuy nhiên POP3 cũng có nhược điểm là khi download thư bạn phải chấp nhận cả một số thứ như spam, virus.

Ưu/nhược điểm của POP3:

ƯU ĐIỂM POP3 NHƯỢC ĐIỂM POP3
Mail được lưu cục bộ, tức luôn có thể truy cập ngay cả khi không có kết nối Internet.
Kết nối Internet chỉ dùng để nhận mail.
Tiết kiệm không gian lưu trữ trên server.
Được lựa chọn để lại bản sao mail trên server.
Hợp nhất nhiều tài khoản email và nhiều server vào một hộp thư đến.
Là một giao thức cũ được thiết kế trước đây nên khi gửi những e-mail dài bị hạn chế với những file đính kèm.
POP3 tải tất cả thư trên server tại cùng 1 thời điểm, người dùng thường sẽ không thể nhận đầy đủ tin nhắn của họ bởi vì POP3 sẽ bị nghẽn hoặc bị mất kết nối khi cố gắng download những tin nhắn lớn. Ngoài ra khi đi du lịch hoặc check mail từ những máy khác nhau, bạn sẽ không thể xem được những email cũ bởi vì những e-mail đó chỉ tồn tại trên máy mà bạn đã nhận mail nếu khi cấu hình trên pop3 bạn không chọn copy một bản trên server.

IMAP (Internet Message Access Protocol)

        IMAP là thế hệ mới của giao thức POP. Nói một cách đơn giản, IMAP đặt sự kiểm soát email trên mail Server trong khi nhiệm vụ của POP là tải toàn bộ thông điệp email về client. Cụ thể, IMAP cung cấp truy cập email theo ba chế độ khác nhau: offline (ngoại tuyến), online (trực tuyến) và disconnected (ngắt kết nối).
  • Truy cập chế độ offline IMAP giống như POP, các thông điệp email được truyền đến máy client, xóa khỏi mail server và mối liên kết bị ngắt. Sau đó người dùng đọc, trả lời, làm các việc khác ở chế độ ngoại tuyến, và nếu muốn gửi thư mới đi họ phải kết nối lại.
  • Truy cập chế độ online là chế độ truy cập mà người dùng có thể đọc và làm việc với thông điệp email trong khi vẫn giữ đang kết nối với mail server (kết nối mở). Các thông điệp này vẫn nằm ở mail server cho đến khi nào người dùng quyết định xóa nó đi. Chúng đều được gắn nhãn hiệu cho biết loại để “đọc” hay “trả lời”.
  • Trong chế độ disconnected, IMAP cho phép người dùng lưu tạm thông điệp ở client và làm việc với chúng, sau đó cập nhật trở lại vào mail server ở lần kết nối kế tiếp. Chế độ này hữu ích cho những ai dùng laptop hay truy cập mạng bằng liên kết quay số điện thoại hay 3G.
So sánh với POP3, IMAP cho phép người dùng đăng nhập vào nhiều email client hay nhiều webmail để xem cùng một email, bởi vì email này được giữ trên một remote email server cho đến khi người dùng xóa chúng. Trong thế giới ngày nay, khi mà chúng ta check mail thông qua trình duyệt, email client, điện thoại, IMAP đã trở nên cực kỳ phổ biến.

Ưu/nhược điểm của IMAP:

ƯU ĐIỂM IMAP NHƯỢC ĐIỂM IMAP
Mail được lưu trên server, tức có thể truy cập từ nhiều địa điểm khác nhau.
Cần kết nối Internet để truy cập mail.
Xem nhanh hơn khi chỉ có các tiêu đề mail được tải về đến khi nội dung được yêu cầu rõ ràng.
Mail được dự phòng tự động trên server.
Tiết kiệm không gian lưu trữ cục bộ.
Vẫn cho phép lưu mail cục bộ.
Không như POP3, IMAP yêu cầu truy cập liên tục trong suốt quá trình làm việc với các e-mail. Vì IMAP lưu các email trên một remote mail server, nên dung lượng hòm thư của bạn sẽ bị giới hạn bởi các nhà cung cấp dịch vụ mail. Nếu bạn có một lượng lớn email cần lưu trữ, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề khi gửi nhận mail khi hòm thư bị đầy. Để giải quyết vấn đề này bằng cách tạo một bản sao copy của các email đó thông qua mail client, sau đó xóa bỏ email gốc trên server.

MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions)

         MIME là giao thức nhằm mục đích mở rộng thêm các định dạng dữ liệu trong thông điệp mail, việc truyền dữ liệu trong quá trình liên lạc qua mail được gửi trông giống như những khối ký tự ngẫu nhiên có thể chứa hình ảnh, âm thanh và bất kỳ những loại thông tin nào khác có thể lưu trữ được trên máy tính.
Hầu hết những chương trình xử lý thư điện tử sẽ tự động giải mã những thông báo này và cho phép ta lưu trữ dữ liệu chứa trong chúng vào đĩa cứng. Nhiều chương trình giải mã MIME khác nhau có thể được tìm thấy trên Internet. Chuẩn MIME kết hợp với giao thức SMTP – vốn chỉ gửi mail với thông tin đơn thuần ở dạng văn bản, sẽ giúp truyền thông trên email trở nên đa dạng.

X.400

        X.400 là giao thức được ITU-T và ISO định nghĩa và đã được ứng dụng rộng rãi ở Châu Âu và Canada, X.400 cung cấp tính năng điều khiển và phân phối E-mail, X.400 sử dụng định dạng nhị phân do đó nó không cần mã hóa nội dung khi truyền dữ liệu trên mạng.

MAPI (Messaging Application Programming Interface)

        MAPI (đôi khi gọi là Messaging API) là một cách cho các ứng dụng và email client giao tiếp thông qua Microsoft Exchange Server, với chức năng khá giống IMAP, nó có thể đồng bộ hóa email, danh bạ, lịch và những tính năng khác đến các email client hay ứng dụng nào đó.

Đặc điểm của protocol MAPI là kết nối theo cơ chế Remote Procedure Call (RPC). Cơ chế kết nối của RPC có cấp độ bảo mật không cao vì Exchange Server cho phép các Client kết nối vào Endpoint Mapper (EPM), nên Exchange server có thể bị lộ port khi cho phép các máy client từ Internet kết nối RPC.  Vì vậy, để bảo mật các kết nối trong hệ thống Exchange chúng ta có các quy tắc sau:

  • Cho phép các client trong nội bộ kết nối tới Exchange Server bằng MAPI (RPC)
  • Không cho phép các client trên Internet kết nối tới Exchange server bằng MAPI (RPC), mà chỉ cho kết nối bằng POP, IMAP, HTTP, RPC over HTTP.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.