Làm việc với tập tin nhị phân trong C/C++

0
13927

Tiếp nối bài viết Hướng dẫn sử dụng tập tin (File) trong C nay sinhvientot.net gởi đến bạn bài viết Làm việc với tập tin nhị phân trong C/C++ với các hàm quen thuộc như: Hàm fwrite(), Hàm fread(), Hàm fseek()

Ghi dữ liệu lên tập tin nhị phân – Hàm fwrite()

Cú pháp: size_t fwrite(const void *ptr, size_t size, size_t n, FILE *f)

ptr: con trỏ chỉ đến vùng nhớ chứa thông tin cần ghi lên tập tin.

n: số phần tử sẽ ghi lên tập tin.

size: kích thước của mỗi phần tử.

f: con trỏ tập tin đã được mở.

Giá trị trả về của hàm này là số phần tử được ghi lên tập tin. Giá trị này bằng n trừ khi xuất hiện lỗi.

Đọc dữ liệu từ tập nhị phân – Hàm fread()

Cú pháp: size_t fread(const void *ptr, size_t size, size_t n, FILE *f)

ptr: con trỏ chỉ đến vùng nhớ sẽ nhận dữ liệu từ tập tin.

n: số phần tử được đọc từ tập tin.

size: kích thước của mỗi phần tử.

f: con trỏ tập tin đã được mở.

Giá trị trả về của hàm này là số phần tử đã đọc được từ tập tin. Giá trị này bằng n hay nhỏ hơn n nếu đã chạm đến cuối tập tin hoặc có lỗi xuất hiện.

Ví dụ 1: Viết chương trình ghi lên tập tin number.txt 3 giá trị số (thực, nguyên, nguyên dài). Sau đó đọc các số từ tập tin vừa ghi và hiển thị lên màn hình.

#include <stdio.h>
#include <conio.h>

void main()
{
	
	FILE *f;  
	f=fopen("number.txt","wb");  
	if (f!=NULL)  
	{  
		double d=3.14;   
		int i=101;   
		long l=54321;  
		fwrite(&d,sizeof(double),1,f);   	
		fwrite(&i,sizeof(int),1,f);   	
		fwrite(&l,sizeof(long),1,f);   	
		/* Doc tu tap tin*/   	
		rewind(f);   	
		fread(&d,sizeof(double),1,f);   	
		fread(&i,sizeof(int),1,f);   	
		fread(&l,sizeof(long),1,f);  
		printf("Cac ket qua la: %f %d %ld",d,i,l);   	
		fclose(f);  
	} 
	else 
	{ 
		printf("Khong mo duoc file"); 
	}  
	getch();  

}

Ví dụ 2: Mỗi sinh viên cần quản lý ít nhất 2 thông tin: mã sinh viên và họ tên. Viết chương trình cho phép lựa chọn các chức năng: nhập danh sách sinh viên từ bàn phím rồi ghi lên tập tin SinhVien.dat, đọc dữ liệu từ tập tin SinhVien.dat rồi hiển thị danh sách lên màn hình, tìm kiếm họ tên của một sinh viên nào đó dựa vào mã sinh viên nhập từ bàn phím.

Ta nhận thấy rằng mỗi phần tử của tập tin SinhVien.Dat là một cấu trúc có 2 trường: mã và họ tên. Do đó, ta cần khai báo cấu trúc này và sử dụng các hàm đọc/ghi tập tin nhị phân với kích thước mỗi phần tử của tập tin chính là kích thước cấu trúc đó.

Trong trường hợp này có thể coi file nhị phân như là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài, cũng có thể coi như là nơi lưu trữ xử lý dữ liệu thay vì dùng bộ nhớ.

#include<stdio.h>  
#include<conio.h> 
#include<string.h>  

typedef struct  
{  
	char Ma[10];  
	char HoTen[40];  
} SinhVien;  
///----------- 
void ReadFile(char *FileName);
void WriteFile(char *FileName);
void Search(char *FileName);

void main()  
{  
	int c;  
	for (;;)  
	{  
		printf("1. Nhap DSSV\n");  
		printf("2. In DSSV\n");  
		printf("3. Tim kiem\n");  
		printf("4. Thoat\n");  
		printf("Ban chon 1, 2, 3, 4: ");  
		scanf("%d",&c);  
		fflush(stdin); 
		if(c==1)  
		{ 
			WriteFile("SinhVien.Dat");  
		} 
		else if (c==2)  
		{ 
			ReadFile("SinhVien.Dat");  
		} 
		else if (c==3) 
		{  
			Search("SinhVien.Dat");  
		} 
		else break;  
	}
} 
void WriteFile(char *FileName)  
{  
	FILE *f;   
	int n,i;  
	SinhVien sv;   	
	f=fopen(FileName,"ab");   	
	printf("Nhap vao so luong sinh vien "); 
	scanf("%d",&n);   	
	for(i=1;i<=n;i++)  
	{  
		printf("Sinh vien thu %i\n",i);   	 	
		fflush(stdin); 
		printf(" - MSSV: ");
		gets(sv.Ma);    
		printf(" - Ho ten: ");
		gets(sv.HoTen);    
		fwrite(&sv,sizeof(sv),1,f);  
	}  
	fclose(f);  
	printf("Bam phim bat ky de tiep tuc");  
	getch();  
}  
void ReadFile(char *FileName)  
{  
	FILE *f;   	
	SinhVien sv;   	
	f=fopen(FileName,"rb");   	
	printf(" MSSV | Ho va ten\n");   	
	fread(&sv,sizeof(sv),1,f);   	
	while (!feof(f))  
	{  
		printf(" %s | %s\n",sv.Ma,sv.HoTen);  
		fread(&sv,sizeof(sv),1,f);  
	}  
	fclose(f);  
	printf("Bam phim bat ky de tiep tuc!!!");  
	getch();  
}  
void Search(char *FileName)  
{  
	char MSSV[10];   
	FILE *f;   
	int Found=0;   
	SinhVien sv;   
	fflush(stdin);  
	printf("Ma so sinh vien can tim: ");
	gets(MSSV);  
	f=fopen(FileName,"rb");  
	while (!feof(f) && Found==0)  
	{  
		fread(&sv,sizeof(sv),1,f);   	 	
		if (strcmp(sv.Ma,MSSV)==0) 
			Found=1;  
	}  
	fclose(f);  
	if (Found == 1)  
	{ 
		printf("Tim thay SV co ma %s. Ho ten la: %s",sv.Ma,sv.HoTen);  
	}  	
	else  	
	{  
		printf("Tim khong thay sinh vien co ma %s",MSSV);  
	} 
	printf("\nBam phim bat ky de tiep tuc!!!");  
	getch();  
}

Di chuyển con trỏ tập tin – Hàm fseek()

Việc ghi hay đọc dữ liệu từ tập tin sẽ làm cho con trỏ tập tin dịch chuyển một số byte, đây chính là kích thước của kiểu dữ liệu của mỗi phần tử của tập tin.

Khi đóng tập tin rồi mở lại nó, con trỏ luôn ở vị trí ngay đầu tập tin. Nhưng nếu ta sử dụng kiểu mở tập tin là “a” để ghi nối dữ liệu, con trỏ tập tin sẽ di chuyển đến vị trí cuối cùng của tập tin này.

Ta cũng có thể điều khiển việc di chuyển con trỏ tập tin đến vị trí chỉ định bằng hàm fseek().

pháp: int fseek(FILE *f, long offset, int whence)

f: con trỏ tập tin đang thao tác.

offset: số byte cần dịch chuyển con trỏ tập tin kể từ vị trí trước đó. Phần tử đầu tiên là vị trí 0.

whence: vị trí bắt đầu để tính offset, ta có thể chọn điểm xuất phát là:

0   SEEK_SET   Vị trí đầu tập tin

1   SEEK_CUR   Vị trí hiện tại của con trỏ tập tin

2   SEEK_END   Vị trí cuối tập tin

Kết quả trả về của hàm là 0 nếu việc di chuyển thành công. Nếu không thành công, 1 giá trị khác 0 (đó là 1 mã lỗi) được trả về.

 

 

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.