Một số Common Controls đơn giản và các ví dụ

0
1797

Chào các bạn! Mục đích chính của bài viết này là giới thiệu đến các bạn các Common Controls đơn giản mà chắc chắn trong quá trình học môn lập trình Windows các bạn sẽ phải sử dụng thường xuyên. Đầu tiên sẽ giới thiệu đến các bạn chức năng cũng như cách đặt tên làm sao cho thuận tiện nhất trong việc code cũng như Design Form.

  1. Label 

    Label là thành phần đơn giản nhất và cũng là một trong những thành phần quan trọng nhất và thường xuyên được sử dụng nhất trong lập trình Winform. Label chỉ để dùng trình bày một chuỗi văn bản thông thường nhằm mục đính mô tả thêm thông tin cho các đối tượng khác. Ta cũng có thể dùng Label để làm công cụ đưa kết quả ra màn hình dưới dạng một chuỗi.
    Các thuộc tính cơ bản của một label và thường được dùng tới như: Font, Text, TextAlign, ForeColor, Visible.
    Ngoài ra Label còn có một đặc biệt gọi là sự kiện Click.
    Thông thường một label sẽ được đặt tên là: lbl…, Ví dụ: lblDangNhap, lblUser,…

  2. Button

    Button cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình Design Form. Nhiệm vụ chính của Button là dùng chuột nhấn vào nó để thao tác, cho phép thực thi một hành động
    Thuộc tính thường dùng nhất của button  là Text, chính là hiển thị chuỗi trên bề mặt button. Sự kiện của button quan trọng nhất đó là Click, nó sẽ được kích hoạt khi click vào button , khai báo mặc định khi người dùng double click vào button trong màn hình Design View của Form.
    Thông thường một button sẽ được đặt tên là: btn… , Ví dụ: btnXoa, btnReset,…

  3. Texbox

Textbox chủ yếu là để nhập dữ liệu đầu vào, ngoài ra còn có thể dùng để xuất dữ liệu.
Textbox có khá nhiều thuộc tính dùng thường xuyên như: Font, Text, TextAlign, Forcolor, Passwordchar,…
Sự kiện thường dùng của một textbox là: Kích hoạt khi text bị thay đổi, trình xử lý được khởi tạo mặc định khi kích đúp vào textbox trong màn hình design view.
Thông thường một textbox sẽ được đặt tên là : txt…, Ví dụ: txtHoTen, txtNgayThang,…

Ngoài một số Controls đơn giản trên còn một sự kiện khá quan trọng nữa là sự kiện FormClosing mà chắc chắn các bạn sẽ dùng đến:

Chương trình sẽ hỏi user xác nhận trước khi đóng ứng dụng Form là một ví dụ.Kích đúp vào item FormClosing trong cửa sổ Event .Hàm Form1_FormClosing được tạo và gắn với sự kiện FormClosing như sau:

 private void Form1_FormClosing(object sender, FormClosingEventArgs e)
        {

        }

Viết code cho Form1_FormClosing:

 private void Form1_FormClosing(object sender, FormClosingEventArgs e)
        {
            DialogResult r;
            r = MessageBox.Show("Do you really want to close?", "Demo Form", MessageBoxButtons.YesNo, MessageBoxIcon.Question,
                MessageBoxDefaultButton.Button1);
            if(r==DialogResult.No)
            {
                e.Cancel = true;
            }

Kết quả:

3Trong hàm MessageBox.Show có tổng cộng 5 đối số theo thứ tự là: string,string, MessageBoxButtons, MessageBoxIcon,MessageBoxDefaultButton.
Trên đây là một số thuộc tính cũng như giới thiệu đến các chức năng chính của một số Controls cơ bản. Sau đây sẽ là bài tập ví dụ liên quan đến các Controls vừa giới thiệu

Xây dựng một Form tính: +, -, *, / của hai số a, b với giao diện sau:

5

Nhận xét Form trên có 3 label, 3 textbox và 4 button. Sau đó chúng ta sẽ Design như sau:

Tạo một Project mới, chọn Windows Forms Application thì mặc định một Form1 sẽ được tạo ra.

Sau đó ở thanh Toolbox, chọn các Controls thích hợp để Design cho giống Form yêu cầu. Sau đó sẽ đặt tên lại cho dễ nhớ là txta ở textbox sau label a=, textb sau label b=, txtketqua sau label kết quả và tương tự với các button là btncong, btntru, btnnhan, btnchia.

Nhận thấy, ở Form trên các sự kiện Click chỉ nằm ở các button là +, -, *, / nên chúng ta double Click vào từng button và bắt đầu code như sau:

Bắt đầu ở button + hay btncong

 private void btncong_Click(object sender, EventArgs e)
        {
            double a, b, c;
            a =double.Parse( txta.Text);
            b = double.Parse(txtb.Text);
            c = a + b;
            txtketqua.Text = c.ToString();
        }

Trên đây là code đơn giản của C#, các bạn có thể tham khảo thêm

Tại đây

Tương tự với button trừ và nhân, chỉ có button chia khác đôi chút do nó có điều kiện ở số chia b phải khác 0. Ta có code như sau:

 private void btnchia_Click(object sender, EventArgs e)
        {
            double a, b, c;
            a = double.Parse(txta.Text);
            b = double.Parse(txtb.Text);
            if (b != 0)
            {
                c = a / b;
                txtketqua.Text = c.ToString();
            }
            else
                txtketqua.Text = "Phép toán lỗi! ";
        }

Trên đây là giới thiệu đến các bạn 3 Controls đơn giản nhất của lập trình Windows mà các bạn sẽ sử dụng thường xuyên và ví dụ về cách dùng 3 Controls đó. Ở bài viết sau sẽ gửi đến các bạn một số Controls thông dụng khác cũng như một số bài tập, ví dụ đính kèm. Chúc các bạn thành công!

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.