Biến-Hằng-Câu lệnh và biểu thức trong C/C++

0
3395

Khi lập trình, cần phải nắm rõ phạm vi của biến. Nếu khai báo và sử dụng không đúng, không rõ ràng sẽ dẫn đến sai sót khó kiểm soát được, vì vậy bạn cần phải xác định đúng vị trí, phạm vi sử dụng biến trước khi sử dụng biến.

Biến – hằng – câu lệnh và biểu thức

Biến

Cú pháp:
<kiểu> <tên biến>;
<kiểu> <tên biến 1>, <tên biến 2>;
<kiểu dữ liệu>  <tên biến> [=<giá trị 1>]
Ví dụ:
int a = 3;
int b;
int a=3, b=4;
char c = ‘A’;

            Khi lập trình, cần phải nắm rõ phạm vi của biến. Nếu khai báo và sử dụng không đúng, không rõ ràng sẽ dẫn đến sai sót khó kiểm soát được, vì vậy bạn cần phải xác định đúng vị trí, phạm vi sử dụng biến trước khi sử dụng biến.

Có 2 loại biến

  • Biến toàn cục (Global variable)
  • Biến cục bộ (Local variable)

Biến toàn cục (Global variables)

  • Vị trí biến đặt bên ngoài tất cả các hàm, cấu trúc…Các biến này có ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình. Chu trình sống của nó là bắt đầu chạy chương trình đến lúc kết thúc chương trình.
  • Nguyên tắc sử dụng: có thể được sử dụng ở bất kỳ đâu trong chương trình, ngay sau khi nó được khai báo.

Biến cục bộ (Local variables)

  • Vị trí biến đặt bên trong hàm, cấu trúc…. Chỉ ảnh hưởng nội bộ bên trong hàm, cấu trúc đó…. Chu trình sống của nó bắt đầu từ lúc hàm, cấu trúc được gọi thực hiện đến lúc thực hiện xong.
  • Nguyên tắc sử dụng: bị giới hạn trong phần mã mà nó được khai báo. Nếu chúng được khai báo ở đầu một hàm (như hàm main), tầm hoạt động sẽ là toàn bộ hàm main. Điều đó có nghĩa là các biến được khai báo trong hàm main() chỉ có thể được dùng trong hàm đó, không được dùng ở bất kỳ đâu khác.

Hằng

Một hằng (constant) là một giá trị không bao giờ thay đổi trong thời gian tồn tại của nó.

Cú pháp:
#define <tênhằng> <giá trị>
Hoặc sử dụng từ khóa const: const <kiểu dữ liệu> <tên hằng> = <giá trị>
Ví dụ:
#define MAX 100          // Không có ;
#define PI 3.14               // Không có ;
const int MAX = 100;
const float PI = 3.14;
#include <stdio.h>
void main()
{
   #define Pi 3.14159	/* hằng số Pi, kiểu dữ liệu float */
   float R = 1.25;		/* biến R, kiểu dữ liệu float */
   float Dientich;		/* biến Dientich, kiểu dữ liệu float */

   Dientich = Pi * R * R;
   printf("Hinh tron, ban kinh = %f\n", R);
   printf("Dien tich = %f", Dientich);
}

Định danh

Tên của các biến (variables), các hàm (functions), các nhãn (labels) và các đối tượng khác nhau do người dùng định nghĩa gọi là định danh.

  • Sử dụng kết hợp các chữ cái từ A đến Z, các số từ 0 đến 9, dấu _, bắt đầu bằng chữ cái.
  • Tên phải gợi nhớ và có liên quan về mặt ngữ nghĩa với đối tượng được đặt tên.
  • Tên có thể được đặt theo qui ước riêng của một số tổ chức, công ty sản xuất phần mềm theo những thỏa thuận cụ thể.

Ví dụ về các định danh đúng

arena
s_count
marks40
class_one

Ví dụ về các định danh sai

1sttest
oh!god
start… end
  • Các định danh có thể có bất cứ chiều dài nào theo quy ước, nhưng số ký tự trong một biến được nhận diện bởi trình biên dịch thì thay đổi theo trình biên dịch
  • Các định danh trong C có phân biệt chữ hoa và chữ thường

Các nguyên tắc đặt tên định danh

  • Tên biến phải bắt đầu bằng một ký tự alphabet
  • Theo sau ký tự đầu có thể là các ký tự chữ, số …
  • Nên tránh đặt tên biến trùng tên các từ khoá
  • Tên biến nên mô tả được ý nghĩa của nó
  • Tránh dùng các ký tự gây lầm lẫn
  • Nên áp dụng các quy ước đặt tên biến chuẩn khi lập trình

Câu lệnh

Trong c/c++ câu lệnh được kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;)

  • Câu lệnh đơn: chỉ gồm 1 câu lệnh
  • Câu lệnh phức: gồm từ 2 câu lệnh đơn trở lên được bao bởi { và }
    Ví dụ:
a = 2912;             // Câu lệnh đơn
{                            // Câu lệnh phức/khối lệnh
a = 2912;
b = 1706;
}

Biểu thức (xem tiếp trang sau)

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.