Tạo hiệu ứng cho bài thuyết trình với PowerPoint

0
10664

Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên slide để nhấn mạnh các thông tin cung cấp trên slide, điều khiển dòng thông tin trong bài thuyết trình, giúp cho người xem cảm thấy thích thú và thu hút được sự tập trung của họ.

Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên slide

Để tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên slide, thực hiện như sau:

  • Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng.
  • Chọn thẻ Transitions > chọn lệnh More trong nhóm Animation > PowerPoint hiển thị hộp thoại:thẻ Transitions
  • Tùy theo mục đích sử dụng người dùng có thể chọn các hiệu ứng thuộc một trong 4 nhóm với ý nghĩa như sau:
    • Entrance: Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ xuất hiện trên slide khi hiệu ứng xảy ra.
    • Emphasis: Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ được nhấn mạnh khi hiệu ứng xảy ra. Cách nhấn mạnh do người dùng quy định, ví dụ như thay đổi màu chữ, font chữ, phóng to đối tượng,…
    • Exit: Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ biến mất khỏi slide khi hiệu ứng xảy ra.
    • Motion Paths: Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ chuyển động theo một đường dẫn do người dùng quy định khi hiệu ứng xảy ra.

Ngoài ra, sau khi lựa chọn một hiệu ứng phù hợp, người dùng có thể hiệu chỉnh theo cách của mình làm cho bài trình chiếu thu hút hơn bằng cách sử dụng các lệnh trong thẻ Animations như sau:

  • Lệnh Effect Options: xác định hướng, hình vẽ của chuyển động, tùy thuộc vào loại hiệu ứng sẽ có các Effect khác nhau.
  • Lệnh Trigger: xác định hành động nào sẽ kích hoạt cho hiệu ứng hoạt động.
  • Nhóm lệnh Timing
  • Start: Thiết lập thời điểm xảy ra hiệu ứng là khi click chuột (On Click), cùng thời điểm với hiệu ứng trước (With Previous) hoặc sau khi hiệu ứng trước hoàn thành (After Previous).
  • Duration: Thiết lập thời gian xảy ra hiệu ứng.
  • Delay: Thiết lập thời gian trì hoãn trước khi hiệu ứng xảy ra.
  • Move Earlier và Move Later: Thiết lập thứ tự xảy ra của các hiệu ứng trên slide.

Tạo hiệu ứng dịch chuyển giữa các slide

Trong lúc thuyết trình, người thuyết trình có thể chuyển từ slide này sang slide khác bằng cách click chuột hoặc sử dụng các nút điều hướng trên slide. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả của việc trình bày thông tin, PowerPoint 2010 cung cấp thẻ Transitions chứa các lệnh giúp chúng ta có thể điều khiển cách mà slide xuất hiện cũng như biến mất trên màn hình.

Để tạo hiệu ứng dịch chuyển giữa các slide, thực hiện như sau:

  • Chọn các slide muốn tạo hiệu ứng.
  • Chọn thẻ Transitions > Chọn lệnh More trong nhóm Transition to This Slide > PowerPoint hiển thị hộp thoại:Transitions
  • Chọn một hiệu ứng tùy ý, có thể chọn thêm hướng di chuyển của chuyển động trong lệnh Effect Options.
  • Có thể thiết lập kèm thêm: Âm thanh khi dịch chuyển (Sound), thời gian dịch chuyển (Duration), khi nào thì dịch chuyển xảy ra (Advance slide) trong nhóm lệnh Timing.image005
  • Chọn Apply To All nếu muốn áp dụng các thiết lập trên cho tất cả các slide trong bài trình chiếu.
  1. Mở tập tin “com.pptx” đã tạo ở bài trước
  2. Chọn thẻ Transitions > click nút More trong nhóm Transition to This Slide, quan sát danh sách các hiệu ứng > chọn hiệu ứng Cube, click nút Effect Options > chọn From Left, click nút Apply to All để áp dụng hiệu ứng này cho tất cả các slide trong bài thuyết trình.
  3. Nhấn phím F5 để trình chiếu và quan sát kết quả, sau đó nhấn phím Esc để thoát khỏi chế độ trình chiếu.
  4. Chọn thẻ Transitions > nhóm Timing > bỏ chọn ô Onclick, chọn ô After 00:05:00, click nút Apply to All.
  5. Nhấn phím F5 để trình chiếu và quan sát kết quả, sau đó nhấn phím Esc để thoát khỏi chế độ trình chiếu.
  6. Lưu file thuyết trình với tên “Gioi thieu ve may tinh_2.pptx” (chọn thẻ File > Save As) và đóng tập tin.
  7. Mở lại tập tin “Gioi thieu ve may tinh.pptx”.
  8. Hiển thị slide 1, chọn cả 2 placeholder trên slide
  9. Chọn thẻ Animations > click nút More trong nhóm Animation để hiển thị danh sách các hiệu ứng, rê chuột qua các hiệu ứng để quan sát, chọn hiệu ứng Wipe, click ô Effect Options chọn From Top.
  10. Nhấn phím F5 để trình chiếu, click chuột để xem kết quả, sau đó thoát khỏi chế độ trình chiếu.
  11. Áp dụng hiệu ứng Wipe (trong nhóm Entrance) cho slide 2, 3. Trong đó, placeholder tiêu đề có hướng từ trái qua, các placeholder nội dung có hướng từ trên xuống.
  12. Áp dụng 1 hiệu ứng tùy ý khác trong nhóm Entrance cho các đối tượng trên các slide 4, 5, 6.
  13. Áp dụng thêm 1 hiệu ứng trong nhóm Emphasis cho các hình ảnh trong slide 5, 6. Nghĩa là mỗi hình ảnh trong slide 5, 6 có 2 hiệu ứng (1 thuộc nhóm Entrane và 1 thuộc nhóm Emphasis).
  14. Lưu và đóng file thuyết trình.
  15. Mở tập tin “Oktot.com.pptx” đã tạo ở bài trước. Thực hiện các yêu cầu sau đây bằng cách áp dụng hiệu ứng cho slide chủ (slide master):
    • Áp dụng hiệu ứng chuyển tiếp slide Gallery cho tất cả các slide trong bài thuyết trình.
    • Áp dụng hiệu ứng Face cho placeholder tiêu đề của tất cả các slide của bài thuyết trình.
    • Áp dụng 1 hiệu ứng bất kỳ trong nhóm Entrance cho các placeholder nội dung trong tất cả các slide của bài thuyết trình.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.