Ý tưởng mầm móng đầu tiên là của J.C.R. Licklider (MIT) “a network of such [computers], connected to one another by wide-band communication lines” which provided “the functions of present-day libraries together with anticipated advances in information storage and retrieval and [other] symbiotic functions.” – J.C.R. Licklider.
Lịch sử phát triển mạng máy tính
Vào giữa những năm 50 khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào hoạt động thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng kềnh và tốn nhiều năng lượng. Hồi đó việc nhập dữ liệu vào các máy tính được thông qua các tấm bìa mà người viết chương trình đã đục lỗ sẵn. Mỗi tấm bìa tương đương với một dòng lệnh mà mỗi một cột của nó có chứa tất cả các ký tự cần thiết mà người viết chương trình phải đục lỗ vào ký tự mình lựa chọn. Các tấm bìa được đưa vào một “thiết bị” gọi là thiết bị đọc bìa mà qua đó các thông tin được đưa vào máy tính (hay còn gọi là trung tâm xử lý) và sau khi tính toán kết quả sẽ được đưa ra máy in. Như vậy các thiết bị đọc bìa và máy in được thể hiện như các thiết bị vào ra (I/O) đối với máy tính. Sau một thời gian các thế hệ máy mới được đưa vào hoạt động trong đó một máy tính trung tâm có thể được nối với nhiều thiết bị vào ra (I/O) mà qua đó nó có thể thực hiện liên tục hết chương trình này đến chương trình khác.
Cùng với sự phát triển của những ứng dụng trên máy tính các phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp với máy tính trung tâm cũng đã được đầu tư nghiên cứu rất nhiều. Vào giữa những năm 60 một số nhà chế tạo máy tính đã nghiên cứu thành công những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Một trong những phương pháp thâm nhập từ xa được thực hiện bằng việc cài đặt một thiết bị đầu cuối ở một vị trí cách xa trung tâm tính toán, thiết bị đầu cuối này được liên kết với trung tâm bằng việc sử dụng đường dây điện thoại và với hai thiết bị xử lý tín hiệu (thường gọi là Modem) gắn ở hai đầu và tín hiệu được truyền thay vì trực tiếp thì thông qua dây điện thoại.
Khởi đầu là mạng ARPANET năm 1969
- Xuất phát từ việc phát minh ra công nghệ chuyển mạch mạch gói của Leonard Kleinrock (MIT) J.C.R. Licklider và Lawrence Robert.
- 21/11/1969, mạng ARPANET đầu tiên đã kết nối 2 nơi: Trường ĐH California, Los Angeles và Viện nghiên cứu Stanford.
- Nguyên lý mạng toàn cầu của Cerf và Kahn: yêu cầu tối thiểu, tự quản – không thay đổi bên trong nào được đòi hỏi, mô hình dịch vụ tốt nhất, định tuyến phi trạng thái, điều khiển tập trung,
- 1970: ALOHAnet mạng vệ tinh ở Hawaii
- 1974: Cerf và Kahn – kiến trúc sư của mạng toàn cầu
- 1976: Ethernet tại Xerox PARC
- những năm 70: kiến trúc: DECnet, SNA, XNA
- Cuối những năm 70: chuyển các gói độ dài cố định (tiền thân của ATM)
- 1979: ARPAnet có 200 nút
1980-1990: new protocols, a proliferation of networks
- 1983: deployment of TCP/IP
- 1982: smtp e-mail protocol defined
- 1983: DNS defined for name-to-IP-address translation
- 1985: ftp protocol defined
- 1988: TCP congestion control
- New national networks: Csnet, BITnet, NSFnet, Minitel
- 100,000 hosts connected to confederation of networks
1990, những năm 2000: thương mại hóa, Web, các ứng dụng mới
- những năm đầu 1990: ARPAnet ngừng hoạt động
- 1991: NSF chấm dứt những hạn chế của NSFnet (ngừng hoạt động, 1995)
- những năm đầu 1990: Web
- hypertext [Bush 1945, Nelson 1960’s]
- HTML, HTTP: Berners-Lee
- 1994: Mosaic, Netscape
- những năm cuối 1990: thương mại hóa Web
- cuối những năm 1990 – những năm 2000:
- Nhiều ứng dụng ra đời: tin nhắn nhanh, chia sẻ file P2P
- bảo mật mạng
- Ước lượng khoảng 50 triệu host, hơn 100 triệu người dùng
- liên kết backbone chạy với tốc độ Gbps
2005-present
- ~750 million hosts
- Smartphones and tablets
- Aggressive deployment of broadband access
- Increasing ubiquity of high-speed wireless access
- Emergence of online social networks:
- Facebook: soon one billion users
- Service providers (Google, Microsoft) create their own networks
- Bypass Internet, providing “instantaneous” access to search, email, etc.
- E-commerce, universities, enterprises running their services in “cloud” (eg, Amazon EC2)
Internet Việt Nam
- 1991: Nỗ lực kết nối Internet không thành. (Vì một lý do nào đó)
- 1996: Giải quyết các cản trở, chuẩn bị hạ tầng Internet
- ISP: VNPT
- 64kbps, 1 đường kết nối quốc tế, một số Người sử dụng
1997: Việt Nam chính thức kết nối Internet
- 1 IXP: VNPT
- 4 ISP: VNPT, Netnam (IOT), FPT, SPT
2007: “Mười năm Internet Việt Nam”
- 20 ISPs, 4 IXPs
- 19 triệu NSD, 22.04% dân số
Tình hình phát triển Internet tháng 9/2018
Các loại hình thuê bao truy nhập Internet: Internet subscription statistic | Tham khảo số liệu tại đây | |
– Tổng băng thông kết nối qua trạm trung chuyển VNIX: VNIX bandwidth | 221 | Gbps |
– Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX : Total VNIX Network Traffic | 7612769 | Gbytes |
– Tổng số tên miền .vn phát triển mới: Dot VN domain names | 11681 | tên miền |
– Tổng số tên miền đang duy trì trên hệ thống: Dot VN active domain names | 455971 | tên miền |
– Tổng số tên miền Tiếng Việt phát triển mới: Vietnamese domain names | 318 | tên miền |
– Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp : Allocated Ipv4 address | 15937024 | địa chỉ |
– Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã cấp : Allocated Ipv6 address | 201868836864 | /64 địa chỉ |
Tổng kết
Ngày nay với một lượng lớn về thông tin, nhu cầu xử lý thông tin ngày càng cao. Mạng máy tính hiện nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, trong mọi lĩnh vực như khoa học, quân sự, quốc phòng, thương mại, dịch vụ, giáo dục… Hiện nay ở nhiều nơi mạng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Người ta thấy được việc kết nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả năng mới to lớn như:
Sử dụng chung tài nguyên: Những tài nguyên của mạng (như thiết bị, chương trình, dữ liệu) khi được trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà không quan tâm tới những tài nguyên đó ở đâu.
Tăng độ tin cậy của hệ thống: Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và lưu trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì chúng có thể được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp có trục trặc trên một trạm làm việc thì người ta cũng có thể sử dụng những trạm khác thay thế.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin có thể được sữ dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại các công việc với những thay đổi về chất như:
- Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại.
- Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu.
- Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán.
- Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp trên thế giới.
Với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội nên vấn đề kỹ thuật trong mạng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tin học. Ví dụ như làm thế nào để truy xuất thông tin một cách nhanh chóng và tối ưu nhất, trong khi việc xử lý thông tin trên mạng quá nhiều đôi khi có thể làm tắc nghẽn trên mạng và gây ra mất thông tin một cách đáng tiếc.
Hiện nay việc làm sao có được một hệ thống mạng chạy thật tốt, thật an toàn với lợi ích kinh tế cao đang rất được quan tâm. Một vấn đề đặt ra có rất nhiều giải pháp về công nghệ, một giải pháp có rất nhiều yếu tố cấu thành, trong mỗi yếu tố có nhiều cách lựa chọn. Như vậy để đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh, phù hợp thì phải trải qua một quá trình chọn lọc dựa trên những ưu điểm của từng yếu tố, từng chi tiết rất nhỏ.
Ðể giải quyết một vấn đề phải dựa trên những yêu cầu đặt ra và dựa trên công nghệ để giải quyết. Nhưng công nghệ cao nhất chưa chắc là công nghệ tốt nhất, mà công nghệ tốt nhất là công nghệ phù hợp nhất.
Mạng máy tính là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc (Network Architecture) nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẽ tài nguyên cho nhiều người sử dụng.
Các máy tính được kết nối với nhau có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố hoặc trên phạm vi toàn cầu.
Mạng máy tính bao gồm ba thành phần chính:
-Các máy tính;
-Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau;
-Phần mềm cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các máy tính.