Các startup huy động được số vốn bằng ICO lớn nhất hiện nay

0

Mục lục bài viết

Tương tự như IPO (niêm yết cổ phiếu lần đầu), mục tiêu của ICO là huy động vốn từ công chúng nhưng thay vì bán cổ phiếu như IPO, các đối tượng phát hành ICO tự phát triển và sẽ phát hành một mã tiền điện tử – Cryptocurrency (token) để bán cho nhà đầu tư và huy động vốn. Nhà đầu tư có thể dùng Bitcoin và các loại Cryptocurrency khác nhưng phần lớn là ethereum để mua token.

Bất chấp Những rủi ro liên quan tới ICO. “Khoản đầu tư vào ICO của bạn không được bảo vệ và nguy cơ bị mất tất cả”, hoạt động ICO vẫn ngày càng bùng nổ và ghi nhận sự tham gia của nhiều startup mới có liên quan tới tiền Cryptocurrency hoặc công nghệ blockchain.

Theo dữ liệu từ Cointelegraph, các startup liên quan tới tiền ảo đã huy động được tổng cộng 4 tỷ USD qua ICO trong năm 2017, tăng gần 40 lần so với 96,3 triệu USD năm 2016.  Chúng ta cùng điểm qua các statup này đã ICO với số vốn kêu gọi được nhé

1.Telegram

Mới đây cho biết đang sẽ tung ra nền tảng blockchain và một tiền Cryptocurrency riêng, dự kiến huy động 1,2 tỷ USD. Nếu thành công, đây sẽ là ICO lớn nhất trong lịch sử.

Theo hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), thương vụ ICO  tỷ USD của startup ứng dụng nhắn tin Telegram vừa đạt được dấu mốc đầu tiên khi huy động được 850 triệu USD, vượt xa mục tiêu ban đầu, TechCrunch cho biết.

Đây là số tiền Telegram huy động được trong đợt chào bán tiền ICO, nhắm vào các công ty đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư lớn. Theo Bloomberg, mục tiêu trước đó của giai đoạn này là huy động 600 triệu USD. Tuy nhiên, sức hút mạnh mẽ của Gram do Telegram phát hành đã mang về cho startup này tới 850 triệu USD.

Telegram dự kiến dùng số tiền huy động được để phát triển Telegram Open Network (TON) – nền tảng blockchain thế hệ thứ 3 dành riêng cho Gram với các tính năng vượt trội so với hai thế hệ blockchain đời đầu mà đại diện là Bitcoin và Ethereum.

Ngoài ra, startup này cũng dự định phát triển và duy trì ứng dụng nhắn tin Telegram Messenger cùng loạt dịch vụ đi kèm bao gồm hệ thống lưu trữ dữ liệu phân tán như Dropcoin và Filecoin, dịch vụ trình duyệt đảm bảo dựa trên công nghệ blockchain, ứng dụng phân quyền, hợp đồng thông minh, dịch vụ thanh toán cho các giao dịch siêu nhỏ hoặc ngang hàng…

Startup ứng dụng nhắn tin này có kế hoạch huy động thêm 600 triệu USD nữa để phát triển dự án TON trong đợt chào bán rộng rãi bắt đầu vào tháng 3 tới, TechCrunch cho biết. Trước đó, hãng tin Bloomberg nhận định số tiền Telegram thu về trong đợt chào bán này có thể lên tới 1,15 tỷ USD, nâng tổng số vốn huy động được là gần 2 tỷ USD nếu thành công.

2. Filecoin (Mỹ)

Filecoin (Mỹ) – công ty lưu trữ dữ liệu trên nền tảng chuỗi khối (blockchain) – 257 triệu USD

3. Tezos (Mỹ)

Tezos (Mỹ)- công ty cung cấp công nghệ blockchain mới đáng tin cậy hơn cho Bitcoin hoặc Ethereum – 232 triệu USD

4. The Bancor Protocol (Israel)

The Bancor Protocol (Israel) – Công nghệ thanh khoản phi tập trung cho đồng Ethereum – 153 triệu USD.

5. Polkadot (Thụy Sĩ)

Polkadot (Thụy Sĩ) – Cung cấp công nghệ cho phép người dùng sử dụng đồng thời nhiều blockchain – 145 triệu USD

6. Status (Thụy Sĩ)

Status (Thụy Sĩ) – giao diện dễ sử dụng hơn cho người dùng Ethereum – 107 triệu USD –

7. Qash (Nhật Bản)

Qash (Nhật Bản) – Cung cấp mã thanh toán trong dịch vụ tài chính – 106 triệu USD.

8. Kin (Canada)

Kin (Canada) – Tiền ảo cho ứng dụng tin nhắn video Kik – 98 triệu USD.

9. TenX (Singapore)

TenX (Singapore) – Thẻ ghi nợ dùng tiền ảo – 80 triệu USD

10. WAX (Mỹ)

WAX (Mỹ) – Cung cấp công nghệ cho phép người dùng lập sàn buôn bán trực tuyến miễn phí – 68 triệu USD

11. SALT (Mỹ)

SALT (Mỹ) – Cho phép dùng tiền ảo làm tài sản đảm bảo để vay nợ – 48 triệu USD.