ADA (Cardano) là gì? Có nên đầu tư dài hạn ADA không ?

2

Mục lục bài viết

Mặc dù chỉ mới xuất hiện trên sàn Bittrex & Binance vào cuối năm 2017, nhưng Cardano (ADA) đã thu hút sự chú ý của mọi người do liên tục tăng giá phi mã.

Trong tháng 122017, ADA đã tăng hơn x20 lần trong vòng chỉ 3 tuần và leo lên top 6 trên Coinmarketcap. Tại thời điểm mình viết bài dịch này (tháng 1/2018) thì ADA đang đứng Top 5 với vốn hóa 22 tỉ USD. Một cú nhảy vọt từ vốn hóa 700 triệu USD lên 22 tỉ USD trong vòng 1 tháng

Chắc sẽ có nhiều anh em thắc mắc xem ADA là gì ? vì sao lại tăng giá nhanh như vậy ? Bài này sẽ cố gắng trả lời hai câu hỏi trên cũng như so sánh ADA và Ethereum, NEO và phần nào đó là EOS.Cardano ADA là gì ?

ADA, nói đơn giản là một nền tảng blockchain cung cấp khả năng lập trình blockchain & smart contracts cho các dApp. Nhưng, mảng này đã có một đại gia trấn giữ là Ethereum với bước đi tiên phong và cộng đồng cực kỳ đông đảo. Ngoài ra còn có NEO tập trung vào smart economy, ARK có smart bridges. Vậy ADA có gì đặc biệt để có thể cạnh tranh với các tay chơi kia ?

Cardano’s One Liner: Cardano is the industry’s first platform that utilizes academically peer-reviewed open source code.

Khó hiểu quá phải không nè ? Nó có nghĩa là dự án Cardano có một mạng lưới gồm nhiều nhà nghiên cứu và khoa học gia cùng đóng góp và phát triển công nghệ của blockchain protocol. Tất cả các protocol của Cardano đều phải qua quá trình đánh giá ngang hàng và rộng rãi của rất nhiều chuyên gia. Tiêu chuẩn đánh giá rất khắc khe tương tự như việc chế tạo máy bay và đảm bảo không có sơ suất nào. Anh em chắc ai cũng biết quy trình kiểm tra, nghiên cứu để tạo ra máy bay nó khắt khe cỡ nào rồi vì liên quan đến tính mạng con người mà.

Cardano được xem như là blockchain thế hệ 3. Bitcoin là blockchain thế hệ đầu tiên, Ethereum là thế hệ 2. Ethereum là công nghệ dẫn đầu trong thế hệ blockchain 2.0, chính vì vậy nó còn rất thô sơ. Hiện tại, Ethereum phải dựa vào hệ thống quản trị để nâng cấp và mở rộng. Đối với blockchain 3.0 như Cardano, có ưu thế về tự nhận thức. Cardano ADA có thể phát hiện những nhược điểm và khó khăn của các dự án trước để có thể phát triển tốt hơn. Đây là con đường đúng đắn mà Cardano ADA đã chọn. Dự án Cardano bắt đầu từ 2014, không chỉ với whitepaper, mà tập trung vào nghiên cứu, hợp tác và tập trung tìm hiểu về những giới hạn của các blockchain hiện tại. Sau đó, họ xây dựng từ dưới lên, những thứ căn bản nhất và giải quyết các vấn đề mà blockchain cũ đã gặp. Mỗi một block sau khi code xong sẽ được đưa ra cho cac hội nghị và chuyên gia xem xét trước khi được tích hợp và hệ thống chính.

Quá trình đánh giá thông qua các hội nghị và chuyên gia đánh giá này gọi là peer reviewed, một trong những quy trình quan trọng nhất của Cardano. Bước này sẽ giúp loại bỏ tối đa những sai sót, yếu kém trong quá trình coding có thể dẫn tới lỗi nghiêm trọng hay bị hack ( như vụ hack Parity và DAO ). Có bao nhiêu lập trình viên trên thế giới có thể ngồi code một dự án blockchain một cách hiệu quả ? Bao nhiêu lập trình viên có thể code những project hiệu quả trong một lĩnh vực hay nền công nghiệp mới hoàn toàn ? Mình nghĩ là không nhiều hơn con số 1380 cryptocurrencies trên coinmarketcap.com đâu. Quá nhiều sự chú ý đã bị hướng vào các dự án scam, trong khi những dự án đàng hoàng thì ít ai qquan tâm.

Có quá nhiều người đang bị mất tiền trong mảng cryptocurrency này cho những nhóm, những lập trình viên mà chỉ chăm chăm scam là giỏi. Vậy làm sao có thể biết dự án nào tốt ? Làm sao biết là code của dự án đó được làm hoàn hảo ? Chỉ có một cách là làm, test và fix lỗi như Ethereum đã làm và NEO đang làm. Cách của Cardano thì khác vì họ có peer review. Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng và kiểm soát của Peer Review, Cardano tự tin sẽ khắc phục được những hạn chế của blockchain 2.0.

SAU LƯNG CARDANO LÀ AI ?

Trước khi bàn tới những tính năng của Cardano, hãy xem ai chống lưng cho dự án này.

Cardano Foundation

Cardano được hỗ trợ bởi một tổ chức phi lợi nhuận gọi là Cardano Foundation. Tổ chức này sẽ thực hiện nhiều việc cho cả Cardano và công nghệ Blockchain. Họ sẽ tập trung quảng bá cho Cardano đến những cộng đồng lớn, huấn luyện về công nghệ cryptocurrency, và làm việc với các cơ quan chính phủ về mảng luật pháp, quản lý cryptocurrency. Một tổ chức như vậy là vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo nền tảng Blockchain được công nhận, hợp pháp, chuẩn quá và được các công ty, tập đoàn lớn sử dụng.
Tương tự như Ethereum có tổ chức Enterprise Ethereum Alliance hay OnChain – đối tác của NEO. Các tổ chức này đều là tổ chức phi lợi nhuận và hoạt động nhằm quảng báo công nghệ BlockChain đến các chính phủ và doanh nghiệp. Trong khi các nền tảng NEO Ethererum, Cardano là những nền tảng phi tập trung, thì các tổ chức phi chính phủ này là cầu nối giữa dự án và chính phủ, doanh nghiệp.
Cần lưu ý thêm là Cardano Foundation cung cấp nhiều thông tin hữu ích về dự án Cardano cho cộng đồng. Từ tầm nhìn tổng quan, công nghệ, cập nhật blog thường xuyên, các hoạt động của team dev, lịch làm việc của team và lịch trình phát triển của dự án. Quá minh bạch và trung thực đúng không nè.

Input Output Hong Kong (IOHK)

IOHK là công ty công nghệ chuyên phát triển các giải pháp blockchain cho các học viện, tập đoàn và chính phủ. Công ty này được dẫn dắt bởi Charles Hoskinson và Jeremy Wood, cựu CEO và Executive Assistant của Ethereum. IOHK hỗ trợ Cardano và phụ trách mảng nghiên cứu với 17 người. Đội này phụ trách nhiệm phát triển công nghệ & ví của Cardano. IOHK cũng đang hỗ trợ một số dự án blockchain khác như Ethereum Classic. Hãy ghé qua website của họ và dạo một vòng đi anh em.

Emurgo

Emurgo là công ty đặt tại nhật, hỗ trợ các doanh nghiệp tích hợp công nghệ blockchain và cũng đầu tư vào các start up. Emurgo’s kết nối công ty của họ với blockchain của Cardano.
Sự phân quyền giữa IOHK, Cardano Foundation và Emurgo thật sự rất thú vị. Mỗi bộ phận phụ trách một mảng riêng biệt và chuyên sâu trong cùng một hệ sinh thái.

Cardano được 3 tổ chức hỗ trợ. Cardano Foundation hỗ trợ nền tảng bằng cách quảng bá công nghệ Blockchain và Cardano ra cộng đồng và các cơ quan quản lý. IOHK là đội kỹ sư và phát triển đứng sau lưng công nghệ Cardano. Emurgo phụ trách mảng tích hợp với doanh nghiệp.

CÁI GÌ LÀM CHO CARDANO KHÁC BIỆT ?

Là một nền tảng rất uyển chuyển, đội phát triển mạnh, tập hợp rất nhiều bài peer review nhưng nếu không mang lại cái gì mới thì nó sẽ chết. Trong phân khúc dApps thì mọi nền tảng đều phải đấu với Ethereum – nhà vua của dApps.
Cardano rất tham vọng nhưng phần lớn của nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Các bài sau sẽ nói nhiều hơn về tính năng của Cardano. Bài này sẽ tiếp tục nói về nền tảng chính, về protocol định hình nên tương lai của Cardano.
Các thế mạnh đặc trưng của Cardano là layered technology, proof of stake protocol, coding language, wallett, quy trình quản lý.

LAYER TECHNOLOGY

Với các giá trị được chuyển đi trên blockchain, có 2 loại thông tin. Loại 1 là những thông tin đơn giản như from, to, whom, when và how much – đây chính là những thông tin mà Bitcoin có thể hỗ trợ. Tuy nhiên, mọi người đều thấy rằng khi ứng dụng vào thực tế thì chúng ta cần chuyển nhiều thông tin hơn nữa. Bên cạnh thông tin đơn giản thì cũng cần các thông tin như điều kiện và lý do chuyển thông tin đi ? tại sao lại chuyển tiền ? … đây chính là metadata
Ethereum, blockchain thế hệ 2, cho phép tích hợp các thông tin phía trên vào chuỗi của họ. Họ gọi đó là kết nối giữa các chuổi giá trị và liên kết với hợp đồng thông minh (smart contract). Hợp đồng có thể lập trình được (programmable contract). Tuy nhiên, Ethereum cũng có giới hạn là không có sự phân biệt rõ ràng giữa accounting & computing, cả 2 thông tin này được chứa chung với nhau. Ethereum luôn mặc định là khối metadata lúc nào cũng cần phải được chuyển đi. Khi khối lượng thông tin cần chuyển tăng lên thì phí chuyển (gas) sẽ tăng theo và sẽ gây khó khăn hơn cho blockchain để ghi lại các thông tin đó.
Ngược lại, Cardano phân chia rõ ràng giữa phần transfer và why. Họ chia nền tảng của mình ra làm 2 lớp riêng biệt.

The Cardano Settlement Layer (CSL)

Lớp này chịu trách nhiệm cho các dữ liệu kinh tế, số lượng token/tiền của tất cả tài khoản. đồng ADA của Cardano sẽ được xử lý trong lớp này. Tất cả các đoạn code liên quan đến tài khoản và số lượng ADA sẽ nằm trong lớp CSL này.

The Cardano Control Layer (CCL)

Tất cả chức năng của hợp đồng thông minh sẽ được lưu ở đây.
Lớp CCL là đài kiểm soát của Cardano
Lớp CSL chỉ lưu lại thông tin các transaction – ví dụ 3ADA từ ví A chuyển qua ví B. Bằng cách này, lớp CSL sẽ giống như là một protocol chuẩn để giao dịch. Với sự đơn giản của mình, Cardano sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề như mở rộng, tùy biến chỉnh sửa, bảo mật cho nền tảng này ngay từ đầu.
Tuy nhiên, Cardano sẽ vẫn hỗ trợ smart contract. Những smart contract này sẽ được quản lý bởi lớp CCL. CCL cho phép tất cả các tính năng cao cấp của smart contract bao gồm cả điều kiện why, và condition and terms.
Sự tách biệt giữa 2 lớp CCL và CSL sẽ mang lại những lợi ích. đầu tiên là bảo vệ được tính ẩn danh của giao dịch vì thông tin trên metadata có thể không cần phải truyền đi, trong khi Ethereum hay NEO thì phải gởi đi. Thứ 2, cho phép tập trung nhiều vào những phần mở rộng để nâng cấp. Ví dụ khi cần cập nhật mới thì chỉ 1 trong 2 lớp CCL hay CSL bị ảnh hưởng.
Anh em cũng cần phân biệt giữa cryptocurrency và platform ( nền tảng). Protocol của Cryptocurrencies thì đơn gian và hiệu quả. Protocol của platform thì uyển chuyển và mạnh mẽ. Bitcoin & Litecoin là Cryptocurrencies. Ethererum và NEO là platform trước và currencies sau. Cardano là cả hai.

=> Cardano chia protocol ra làm 2 lớp. Một lớp tập trung vào giao dịch và tài khoản, trong khi lớp còn lại tập trung vào hợp đồng thông minh. điều này làm cho Cardano dễ nâng cấp và uyển chuyển hơn.

PROOF OF STAKE PROTOCOL (POS)

Proof of Work (POW) phần thưởng được chia dựa trên năng lực tính toán của máy đào, máy càng mạnh, càng nhiều máy thì nhận được nhiều.
Proof of Stake (POS) thì phần thưởng được chia dựa theo số tokens mà anh em nắm giữ. Giữ càng nhiều tokens thì sẽ được chia càng nhiều.
Cardano, giống như NEO, đều dùng Proof of Stake protocol. Nó gọi là Ouroboros, là POS protocol được chứng minh về mặt toán học. Tương tự như các công nghệ của Cardano, Ouroboros đã được xem xét rộng rãi thông qua peer-reviewed. Ouroboros đặc biệt được phát triển với sự giúp đỡ từ đại học Edinburgh, đại học Connecticut, IOHK và viện kỹ thuật Tokyo.
Giống như NEO và Ark, Cardano sử dụng nhiều biến thể của POS protocol tương tự như Delegated Proof of Stake (dPoS). NEO dùng Delegated Byzantine Fault Tolerance (dBFT). dPoS cho phép người giữ token được quyền bỏ phiếu và bầu ra đại diện, được gọi là node đồng thuận, chính là người thực thi xác nhận block cho họ. Phần thưởng sẽ được trao cho node đồng thuận, sau đó sẽ chia lại cho những người đã bầu cho node đồng thuận.
Delegated PoS giống như cách bạn bỏ phiếu chọn người đại diện, và người này sẽ bầu cử giùm bạn.
Với Cardano, hệ thống làm việc có khác chút ít. Thời gian được chia thành những khoảng thời gian Epochs ( mỗi Epoch khoảng 20 phút – một con số tùy ý). Trong mỗi Epoch, hoặc 20 phút block, sẽ có những slots. Slot là những khối được khai thác. Một thuật toán ngẫu nhiên sẽ chọn một người đang giữ token cho mỗi Slot để hoạt động như một nút đồng thuận. Họ được xem như là Slot đại ca đó. Slot đại ca này sau đó sẽ làm công việc xác nhận khối (block). Tất cả các khối phần thưởng sẽ tập trung vào 1 hồ (pool), sau đó phân phát cho các Slot đại ca và cuối thời gian Epochs.

Epochs hoạt động như là lịch làm việc theo ca của một công ty. Mỗi ca chỉ được phép có một người làm nhưng phải đảm bảo lúc nào cũng có người và hệ thống sẽ chọn người trực ca một cách ngẫu nhiên. Với Cardano, anh em càng có nhiều token ADA thì càng có nhiều cơ hội được chọn. Y chang như chuyện mua vé số vậy đó, mua 100 tờ thì khả năng trúng cao hơn mua 5 tờ.
Ngay lúc mình viết bài này (4/1/2018) thì Cardano chưa có staking, anh em sẽ phải chờ đến bản cập nhật Shelley vào quý 2/2018. Sẽ có thêm nhiều thông tin chi tiết được Cardano thông báo về vụ này. Vì vậy nếu anh em cân nhắc và có thể mua ngay ADA từ sàn Binance khi giá hợp lý. Ngay lúc này, toàn bộ nền tảng đều đang ở trạng thái tập trung và các node đang được sở hữu bởi Cardano. Tất cả chi phí trên hệ thống đều được thu gom và hủy.
Với Cardano, điều quan trọng là làm sao mở rộng nền tảng. Ouroboros cho phép rất nhiều khả năng mở rộng nâng cao. Slot đại ca có thể quản lý block trên nhiều chain khác nhau. Và nhiều Epochs có thể chạy cùng lúc. Hai điều này làm cho blockchain của Cardano có thể hỗ trợ giải pháp mở rộng gọi là sidechains – multiple chains. Mà quan trọng là vụ này chưa code xong, chắc phải cuối 2018 mới xong vì vậy có nên mua ADA từ bây giờ hay chờ thêm là quyết định của anh em.

SO SÁNH VỚI NEO VÀ ETHEREUM THÌ SAO ?

Ethereum hiện giờ (1/2018) vẫn đang dùng Proof of Work, cũng chính là bất lợi lớn. Ethereum đang trong quá trình chuyển qua hệ thống PoS. Ethereum đang làm việc để đưa sharding, sidechains và các giải pháp mở rộng vào hệ thống.
NEO thì đang dùng hệ thống dBFT. Hệ thống của NEO cho phép người nắm token có thể chọn node đồng thuận tương tự Cardano. Nhóm NEO đang trong quá trình từ bỏ quyền kiểm soát các nút đồng thuận này. Nền tảng của NEO đã triển khai nhiều giải pháp nhân rộng hơn Ethereum nhưng họ tập trung nhiều vào sidechain và khả năng tương tác hơn.

Tóm lại:
Cardano dùng hệ thống Proof of Stake gọi là Ouroboros. Mạng này ngẫu nhiên chọn một nút để xác nhận block kế tiếp và phần thưởng sẽ trao cho nút đó. Anh em nắm giữ càng nhiều token ADA thì càng có nhiều cơ hội được chọn. Ngoài ra anh em có thể bầu ra một nút đồng thuận để tăng cơ hội được chọn. Nhớ mua ADA ngay bây giờ khi nó còn rẻ, chờ đến quý 2, quý 3 /2018 thì giá nó lên cung trăng rồi. Khi có staking rồi thì mấy coin lending phải gọi ADA bằng ông nội nha. Anh em nhớ vụ Stake NEO nhận GAS không nè ?

NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Cardano được lập trình bằng ngôn ngữ Plutus, nó rất giống Haskell. Mình không rành về lập trình nên tóm gọn phần này nha.
Thứ nhất, Plutus đơn giản và hiệu quả hơn là các ngôn ngữ lập trình khác như Solidity.
Thứ hai, nó là ngôn ngữ chính xác hơn, sử dụng phương pháp xác minh của toán học để loại bỏ lỗi do con người và xác nhận tính chính xác của code. Nói chung là rất ok, giảm rủi ro lỗi do con người gây ra và tránh các lỗi đã từng xảy ra với vụ DAO Hack trên Ethereum hay Parity Wallet.
Bên cạnh đó, Cardano cũng có kế hoạch tích hợp nhiều ngôn ngữ hơn vào nền tảng smart contractcủa họ trong tương lai.

ETHEREUM VÀ NEO

Neo thì cho phép lập trình trên nhiều ngôn ngữ phổ biến, để tạo điều kiện thoải mái , thuận lợi cho các lập trình viên.
Ethereum thì khác, Ethereum tự tạo ra ngôn ngữ riêng gọi là Solidity, vốn được tối ưu hóa cho smart contract của Ethereum.

NEO có cả một cộng đồng phát triển cho ví của họ. NEON, cho phép những người giữ NEO có thể nhận thêm GAS.
Ethereum thì được rất nhiều ví hỗ trợ.

VÍ (WALLET)

Cardano có một ví riêng tên là Daedalus. Dĩ nhiên là ví này hỗ trợ token ADA. VÍ Daedelus được phát triển bợ IOHK và được sự hỗ trợ ấn tượng từ 9 lập trình viên. Ví này sẽ đóng vai trò rất quan trọng khi Ouroboros – giao thức PoS – được tích hợp. Từ ví Deadelus, anh em có thể “stake” các token ADA hoặc anh em có thể vote cho một người nào đó để tăng cơ hội và số lượng coin thưởng lên.

Cardano có ví riêng, Daedalus, ví này hỗ trợ ADA.

QUẢN TRỊ

Mô hình quản trị đóng vai trò rất quan trọng khi đánh giá triển vọng của một blockchain. Theo Fred Ehrsam:” Blockchain thành công nhất sẽ những blockchain có khả năng thích nghi tốt nhất trong môi trường này. Giả sử các hộ thống được thiết kế để tồn tại, thì thiết kế ban đầu rất quan trọng, nhưng theo thời gian chính khả năng có thể thay đổi mới là quan trọng nhất.”

CƠ CHẾ CỦA CARDANO CÓ THỂ THAY ĐỔI KHÔNG ?

Cardano muốn tích hợp blockchain dựa trên khả năng quản trị. điều này có nghĩ là các quyết định liên quan đến tương lai của blockchain này có thể được bỏ phiếu (vote) bởi những người nắm giữ token ADA. Họ sẽ đưa ra một loạt các thay đổi, nâng cấp được đề xuất và những người sở hữu token ADA sẽ bỏ phiếu. Cần có một tỉ lệ phần trăm nhất định từ các phiếu bầu thì những thay đổi này mới được áp dụng.
Ví dụ, anh em hãy xem mấy vụ fork của Bitcoin. Với phương pháp quản trị hiện nay, fork xảy ra thường xuyên, nhưng không ai hỗ trợ các Bitcoin mới này (trừ BitcoinCash vì nó đã được chấp nhận rộng rãi ). Lẽ dĩ nhiên, các token mới vừa được fork sẽ chết. Với hệ thống bỏ phiếu trên chain này của Cardano, các bản cập nhật khi có đủ lượng người bỏ phiếu thì nó sẽ được triển khai.

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CARDANO

A) ưu điểm:
Hệ thống này sẽ gần như tránh được mấy vụ hard fork. Tạo ra một hình thức thảo luận và bỏ phiếu để tránh chuyện phải tranh cãi nãy lửa và không hồi kết mỗi lần tiến hành fork. Cơ chế này tận dụng rất hiệu quả sự tản quyền và đảm bảo quyền công bằng dựa trên token stake. Thay vì chỉ những lập trình viên của dự án chịu trách nhiệm đưa ra các đề xuất, cập nhật, thì cả cộng đồng đều có thể tham gia.

B) Nhược điểm:
Bỏ phiếu trên chain cũng có nhược điểm. Bất kỳ tính năng nào một khi đã được tích hợp thì khó mà loại bỏ. Chính sách quản trị được lập trình là không thay đổi được. Cardano cũng tin tưởng vào cộng đồng để đưa ra những quyết định đúng đắn cho những thay đổi của protocol. Tuy nhiên hệ thống cũng cần tránh những chuyện như vote cho vui, vote cho có vì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
Cho đến lúc này (1/2018), chưa có hệ thống quản trị nào được tích hợp vào Cardano vì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Các thông tin chi tiết hơn thì anh em cần phải chờ thêm vậy.

So sánh với Ethereum và NEO
Cả Ethereum và NEO đều dùng cơ chế quản trị off-chain. Với Ethereum, các bản cập nhật được đề xuất, xem xét và thực thi fork mạng lưới. Các thợ mỏ, người dùng và các sàn giao dịch phải quyết định xem nên dùng chain nào. Cộng đồng Ethereum thường đồng thuận với các bản cập nhật và quá trình này thường rất trôi chảy. Tuy nhiên, anh em còn nhớ vụ phân tách Ethereum và Ethereum Classic phải không ? đó là minh chứng tiêu biểu cho việc phân tách không thuận lợi.
NEO thì tập trung hơn là Ethereum, tất cả các nâng cấp hay cập nhật có thể nhanh chóng được triển khai bởi đội phát triển. Việc này cũng phù hợp với tầm nhìn smart economy của NEO.

Tóm lại:
Cardano muốn sử dụng cơ chế quản trị on-chain, vốn cho phép người nắm giữ token có quyền bỏ phiếu công khai về các bản cập nhật của blockchain này. Sau khi được cộng đồng chọn, các bản cập nhật này sẽ được tích hợp vào blockchain của Cardano.

KHO BẠC

Một phần của mỗi block thưởng (25%) sẽ được đưa vào kho bạc. Kho này là dạng không tập trung và để có thể truy cập vào thì cần thông qua cơ chế bỏ phiếu như phía trên.
Nói vầy cho dễ hiểu nè, khi cộng đồng Cardano muốn tổ chức một cuộc thi phát triển. Thông tin chi tiết của cuộc thi sẽ được đề xuất cho cộng đồng và những người giữ ADA sẽ bỏ phiếu thông qua cho phép cuộc thi tiến hành. Với kho bạc có sẵn, cộng đồng có thể bỏ phiếu lần nữa để quyết định cách sử dụng tài trợ cho cuộc thi như thế nào. Thông qua bỏ phiếu, các quỹ của kho bạc có thể hỗ trợ các dự án và các bản nâng cấp để phát triển toàn blockchain. Ví dụ có các chuyên gia muốn đề xuất các ý kiến cải tiến Cardano và cần tài trợ thì kho bạc sẽ giúp cho việc tài trợ được thực hiện.
Vụ kho bạc này rất hay vì lỡ mấy công ty đứng sau lưng blockchain Cardano tự nhiên không tiếp tục hỗ trợ nó nữa thì cộng đồng vẫn có ngân sách và cơ chế để phát triển Cardano tiếp. Nhìn qua Ethereum đi, lỡ Vitalik rời dự án và Ethereum Foundation bị giải tán thì sao ? NEO sẽ ra sao nếu NEO Council bị giải thể ? Khi một nền tảng có thể tự nuôi sống nó được thì nó không cần phải loay hoay tìm nguồn tài trợ. đây là giải pháp của Cardano.
Nhắc lại một lần nữa, vụ kho bạc này vẫn chưa được tích hợp trên Cardano, còn đang code nha anh em.

Tóm lại:
Ethereum và NEO không chơi với on-chain funding. Cardano thì có 1 kho bạc riêng, trích 25% số block thưởng để vào kho này. Cộng đồng ADA tự quyết định bằng cách bỏ phiếu xem nên dùng số tiền này như thế nào.

NHÓM PHÁT TRIỂN CARDARO (ADA)

Như nói từ đầu, dự án Cardano được hỗ trợ bởi 3 tổ chức. Nhưng IOHK là thực thể quan trọng nhất đứng đằng sau Cardano bởi vì họ là người phát triển chính cho dự án. Charles Hoskinson và Jeremy Wood đứng đầu IOHK. Charles chính là đồng sáng lập đầu tiên của Invictus Innovation – nơi đưa ra Bitshares. Sau đó Charles chuyển qua dự án Ethereum dưới vai trò CEO. Charles đang làm CEO của IOHK được gần 3 năm.
Đội nhóm của Cardano – ADA
Jeremy cũng đã từng làm cho Ethereum ở vị trí Executive Assistant. Anh này đang giữ vị trí CSO ở IOHK cũng gần 3 năm qua.
Bên cạnh 2 anh trên, Cardano còn rất nhiều nhóm nhỏ đang nghiên cứu, phát triển cho từng dự án nhỏ. Danh sách công việc cần làm, nhiệm vụ mới được giao các thành viên liên tục. Các nhóm này thường làm việc trong 2 tuần, đưa ra các bản cập nhật nhỏ, đóng góp chung vào dự án. Cardano tập trung vào các bản cập nhật theo thời gian chứ không dựa trên tính năng. Bằng cách này họ tránh được chuyện cần cả team lớn phối hợp với nhau để đưa ra tính năng mới.
Tiến độ phát triển của dự án rất minh bạch và công khai. Nhóm phát triển làm việc rất chuyên nghiệp và hiệu quả cao.

SO SÁNH VỚI ETHEREUM VÀ NEO
Cả 3 dự án đều quy tụ những nhóm và có người dẫn đầu ưu tú. Nhưng Ethereum có lợi thế lớn vì họ có Vitalik Buterin – người được ví như là Michael Joran của giới blockchain.

LỘ TRÌNH VÀ TIẾN ĐỘ HIỆN TẠI

Cardano đang tập trung vào SL Mainnet của họ. SL Mainnet đã được đưa ra từ ngày 29/9/2017. SL là lớp hỗ trợ cho ADA. Nghĩa là ở thời điểm này, Cardano chỉ mới là cryptocurrency, họ cần đưa ra thêm nhiều tính năng nữa để trở thành nền tảng (platform).
Quý 2/2018 sẽ có bản cập nhật lớn của Cardano. Với việc tung ra bản cập nhật Shelley, mở nhiều tính năng mới bao gồm
Ouroboros: Proof of stake protocol
Cho phép thêm ưu đã để chạy full nodes
Cập nhật Ví. Nâng cấp này sẽ bao gồm nâng cấp bảo mật, đa chữ ký ( đa mật khẩu trên ví ), check point – quy trình tăng tốc thời gian đồng bộ trên blockchain, quantum resistant addresses.
Hệ thống bỏ phiếu on-chain.
Sau nữa là các bản cập nhật đưa ra nền tảng smart contract, kho bạc, phương pháp mở rộng hệ thống.
Cardano đang thiết kế protocol của mình để tuân thủ các quy định của luật pháp. Họ muốn tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, các chính phủ trong nền kinh tế hiện tại. Hầu hết các bước phát triển trong tương lai của họ đều tập trung theo ý trên.

Tóm lại:
Cardano chỉ mới đưa ra Settelment Layer, vào lúc này chỉ mới hoạt động như là cryptocurrency. Các phát triển tương lai sẽ có smart contract và những phát minh khác cho nền tảng.

THÔNG TIN BÊN LỀ

Cardano đang định hình Ouroboros và những tính năng khác của họ với Psi Calculus, một ngôn ngữ máy học. Vụ này cho phép họ test thử protocol trước khi tích hợp chính thức.
Như đã nói trong roadmap, Cardano có kế hoạch tích hợp chữ ký an toàn lượng tử (quantum safe signatures), giúp cho blockchain của họ an toàn trước sức mạnh khủng khiếp của máy tính lượng tử. NEO đã tích hợp tính năng này rồi, còn Ethereum thì chưa.
Toàn bộ quá trình lên kế hoạch, quyết định của họ đều được công bố trên website. đây là dự án minh bạch nhất mà mình từng biết.
Việc bán token của Cardano đã được kiểm toán – report nằm ở đây.
Cardano gây được sự chú ý lớn từ cộng đồng. 3 trang Twitter của họ có 72 ngàn người follow và Reddit là 24 ngàn follow.

CẢNH BÁO RỦI RO

Đang trong giai đoạn phát triến Cardano vẫn đang trong quá trình phát triển, còn khá lâu mới có thể đưa vào vận hành hoàn chỉnh. Với việc đưa ra SL mainnet và token ADA, nó đã đi trước các dự án blockchain 3.0 như EOS khá xa. Tuy nhiên, anh em sẽ phải chờ thêm tầm 6 tháng nữa để họ tích hợp PoS protocol. Ngày phát hành cho nền tảng smart contact cũng chưa được ấn định – CL và máy ảo cũng vậy. Cho tới lúc đó, không có dApps nào được phát triển, cũng không có ICO nào được thực hiện. Ethereum đã hỗ trợ hơn 800 dApps. NEO cũng đang tăng nhanh số dApps được hỗ trợ. Thật tình mà nói thì Cardano cải tiến rất nhiều khía cạnh khi so với Ethereum, Ethereum cũng đang có kế hoạch tích hợp giải pháp mở rộng mạng lưới của họ để khắc phục các nhược điểm. Ngay cả khi Cardano hoạt động hoàn thiện trong vòng 1 năm, 1 năm trong ngành blockchain nó dài vô tận khi so với thế giới thật bên ngoài. Có khả năng chỉ trong 1 năm đó, Ethereum khắc phục những điểm yếu của nó, chiếm lĩnh trọn thị phần dApps và mở rộng mạng lưới ra, như vậy không còn chổ để Cardano chen chân vào. Ngay lúc này, Cardano đang là cryptocurrency với vốn hóa hơn 33 tỉ USD (4/1/2018) bởi sự kỳ vọng rất lớn từ cộng đồng cho một cryptocurrency đơn giản.

QUẢN TRỊ
Cardano dựa vào một hệ thống quản trị phức tạp. Các tính năng của hệ thống này cần phải chuẩn bị cẩn thận để đảm bảo không bị kẻ xấu lợi dụng để khuynh đảo thị trường và làm suy sụp nền tảng. Khi có một nhóm người dùng chiếm đủ số token để chi phối hệ thống bỏ phiếu của Cardano và sử dụng kho bạc theo ý họ thì sao ? Hy vọng là nhóm phát triển của Cardano sẽ có cách tiếp cận đúng đắn, cẩn trọng cho câu hỏi này và có giải pháp thích hợp.

CHỐT BÀI
Cardano là nền tảng blockchain thế hệ thứ 3 đang được xây dựng với công nghệ peer – reviewed, mục tiêu là giải quyết các vấn đề từ mở rộng, ẩn danh, đến các giới hạn của blockchain 2.0 đang gặp phải như Ethereum. Cardano có công nghệ PoS tiên tiến, hệ thống quản lý độc đáo, kho bạc, và lớp nền tảng cho phép nó đóng cả hai vai trò cryptocurrency và nền tảng blockchain. Nó cũng có mạng lưới hỗ trợ mạnh, sự quan tâm lớn từ cộng đồng đông đảo, đội phát triển mạnh mẽ. Tôi tin rằng Cardano sẽ thực hiện được những gì họ đã hứa hen trong roadmap.
Tuy nhiên, dù có những lợi thế lớn, vẫn rất khó để đánh giá tính hiệu quả, định giá cho Cardano và các nền tảng blockchain 3.0 khác. Bởi lẽ dù bạn có công nghệ xịn đến đâu, nhưng nếu không có cộng đồng mạnh và sử dụng rộng rãi thì cũng khó mà tiến xa được. để có thể thành công, Cardano cần phải có người dùng. Cardano cần ít nhất 1 năm nữa để hoàn tất nền tảng và từ đó hỗ trợ được người dùng ngoài chuyện chỉ mới gởi nhận được token ADA. So sánh với Ethereum và NEO, cả hai đã có những thành công lớn trong phân khúc thị trường của họ. Ethereum là vua, là người làm chủ cuộc chơi trong mảng dApps trong khi đó NEO tập trung vào thị trường phương đông và smart economy. Tôi không nghĩ là Cardano thay thế được NEO vì phân khúc và mục tiêu của họ khác nhau, còn với Ethereum thì càng khó hơn vì họ có thể tận dụng 1 năm này để giải quyết vấn đề mở rộng, thu hẹp khoảng cách công nghệ với Cardano.
Tôi nghĩ rằng hệ sinh thái blockchain có thể hỗ trợ nhiều hơn 1 nền tảng. Cardano có rất nhiều điểm mạnh khi so sánh với Ethereum vì nó uyển chuyển hơn và bảo mật hơn. Giờ thì chúng ta chỉ có thể chờ đợi xem Cardano có làm được như roadmap không ? chờ xem các tập đoàn lớn có hứng thú và sử dụng công nghệ của Cardano không ?

Tìm hiểu thêm về Cardano (ADA) tại đây:

Trang chủ: https://www.cardanohub.org
Facebook: https://facebook.com/CardanoFoundation/
Twitter: https://twitter.com/CardanoStiftung
Reddit: https://www.reddit.com/r/cardano/

Tác giả: Noan Levenson

Hồ Huyền Trang (CCryptoC.Japan) Dịch